Ðề Tài: Hỏi về tem Ốc
Xem riêng 01 Bài
  #7  
Cũ 12-05-2011, 16:35
luu's Avatar
luu luu vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 11-05-2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài Viết : 24
Cảm ơn: 27
Đã được cảm ơn 199 lần trong 25 Bài
Mặc định Nhầm lẫn về ốc sên là tai hoạ

Nói về Ốc Sên



Ốc sên có ăn được không? Làm thuốc? Có thể đọc tại đây: http://suckhoedoisong.vn/20081128941...rong-y-hoc.htm. DS. Phạm Nga trong bài viết "Ốc sên - vị thuốc trong y học" trên Sức khỏe và Đời sống-Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, cho rằng ốc sên có thể ăn được:
"Thịt ốc sên rất giàu đạm: 11% (trong khi đó, sò chỉ có 8,8%; trai: 4,6%, hến: 4,5%), đường 6,2%, canxi 150mg%g, photpho: 71mg%g, các loại acid amin: leucin, alanin, valin, acid glutanuic, acid aspartic...

Chế biến ốc sên hoa có thể theo quy mô công nghiệp hay phạm vi gia đình. Ngoài ra từ thịt ốc sên hoa, thủy phân bằng acid clohydric hoặc xút, thu được một dịch lỏng có mùi vị thơm ngon, dùng làm nước chấm, giàu đạm.

Pháp, nước giữ kỷ lục về mức tiêu thụ ốc sên hoa, khoảng 50.000-60.000 tấn một năm, trong đó thường phải nhập từ nước ngoài khoảng 2 vạn tấn. Món ốc sên hoa được ưa chuộng ở Pháp là món ốc sên chiên bơ với tỏi và mùi tây."

Và làm thuốc:
"Trong y học cổ truyền

Bộ phận dùng làm thuốc là thịt và nhớt của ốc sên hoa. Thuốc từ ốc sên có tên là oa ngưu, vị mặn, tính hàn, trơn nhày, có tác dụng: bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chống co thắt. Trong Nam dược thần hiệu có bài thuốc: giã nát 1-2 con ốc sên hoa, thêm ít nước, phết lên giấy, để chừa một lỗ nhỏ, đắp chữa mụn, lở mọc ở da mặt. Dùng thịt ốc sên hoa (2 con), nướng vàng, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc, trộn với măng tre (50g) đã giã nát, ép lấy nước cốt. Uống 1-2 lần/ngày để chữa hen suyễn, thấp khớp. Có thể làm dạng viên ngậm: gồm thịt ốc sên hoa + ô mai, lượng hai thứ bằng nhau, dùng trong cổ họng sưng đau, khó nuốt.

Dùng nhớt ốc sên hoa (đó là lớp chất nhày bao bọc toàn thân ốc sên trong vỏ cứng) để chữa vết cắn, do chất nhày này có tính kiềm nên trung hòa chất acid của nọc rết, làm dễ chịu, giảm đau nhức.".

Trong bài viết của DS.Nga có nhiều vấn đề để nói:

1. Ốc sên là gì?

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, nhà xuất bản Từ điển bách khoa xuất bản năm 2010, ốc sên:”Ốc sống ở cạn, có vỏ, ăn hại lá cây.”.

Theo từ điển của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam- http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/:

ỐC NƯỚC NGỌT: “Nhóm động vật thân mềm lớp Chân bụng (Gastropoda), sinh sống trong các vực nước ngọt. ÔNN ở Việt Nam thuộc hai nhóm lớn: phân lớp Ốc mang trước (Prosobranchia) và phân lớp Ốc có phổi (Pulmonata). Đã phân loại (ở vùng nước nội địa Bắc Việt Nam) được 11 họ: Ốc mang trước với 40 loài; Ốc có phổi với 7 loài; có 21 loài phổ biến ở ao, ruộng vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Ở khu vực phía nam, nguồn lợi ÔNN chưa được nghiên cứu kĩ. Loài có kích thước lớn, thịt ngon, phổ biến và có giá trị kinh tế đáng kể là ốc nhồi (Pila polita). Khi dùng làm thực phẩm, cần chú ý ÔNN là vật chủ trung gian của nhiều loài giun sán gây bệnh cho người và động vật máu nóng khác.”.

ỐC SÊN: “(Achatian fulice), loài động vật thân mềm lớp Chân bụng (Gastropoda), phân lớp Ốc có phổi (Pulmonata), bộ Có mắt ở ngọn (Stylomaptophora), họ Achatinae. Sống ở cạn, trong các vườn cây. Sinh sản từ tháng 3. Hoạt động về đêm, ăn lá cây. Là động vật nhập nội vào Việt Nam và phát tán rất rộng rãi khắp miền núi, trung du, đồng bằng.”.

Tôi không tìm thấy loài ốc nào có tên là Achatian fulice, đây có thể là loài ốc Achatina fulica thuộc họ Achatinae? Xem về họ Achatinidae ở đây: http://www.discoverlife.org/mp/20q?search=Achatina



Achatina_fulica

Theo từ điển nào thì ốc sên cũng được chỉ là loài ốc sống ở trên cạn, đương nhiên không ở dưới biển. Người ta có thể gọi “ốc sên biển” là vì ốc biển đó giống ốc sên, chứ không ai gọi chúng là ốc sên. “Ốc lợi bông” (coues striatus), là ốc sên sao? Tra cứu trên mạng không thấy có loài ốc nào tên coues striatus. Loài ốc biển conus textile:



gọi là “ốc sên biển”? Không hiểu nổi!

Sau đây tôi gọi ốc sên để chỉ các loài ốc sống trên cạn và tên ốc sên đi kèm tên khoa học để gọi chính xác loài ốc sên đó để không gây nhầm lẫn.

2. Người Pháp ăn ốc sên nào?

- Không phải thịt ốc sên nào cũng ngon như nhau, chế biến như nhau, thịt ốc sên Achatina fulica cũng được người Pháp ăn:


Thịt ốc sên Achntina fulica cắt lát.

Nhưng món đặc sắc, khoái khẩu của người Pháp được chế biến từ ốc sên được gọi là Escargot (các ốc để chế biến thành món này cũng được gọi là escagot) thường được chế biến từ loài ốc Helix pomatia, hoặc Helix aspersa và Helix lucorum thuộc họ Helicidae. Người Pháp sử dụng số lượng ốc nhiều nhất là loài này chứ không phái là “ốc sên hoa” Achatina fulica. Ốc sên Helix pomatia và các ốc thuộc chi Helix phân bố ở nhiều nước Châu Âu. Chúng được nuôi ở các trang trại tại Châu Âu để cung cấp cho thị trường Châu Âu và trên thế giới (thịt đông lạnh, đóng hộp…). Trứng của loài này cũng được chế biến một cách công phu thành món ăn cao cấp.


Escargot








Trứng Escargot

Ốc sên Achatina fulica ở miền Nam thường gọi là ốc ma, là vật chủ trung gian của nhiều loại ký sinh trùng có thể lây lan cho con người (và các động vật khác) gây bệnh cực kỳ nguy hiểm là viêm màng não. Thực trạng đau lòng là có nhiều người ăn ốc Achatina fulica ở Việt Nam mắc phải bệnh nguy hiểm này. Ốc sên Achatina fulica sống trong môi trường tự nhiên có thể ăn thức ăn trong quá trình phân huỷ, chứa nhiều vi khuẩn có thể lây lan mầm bệnh cho con người. Nếu được nấu chín, chế biến đúng cách thì có thể loại trừ các ký sinh trùng, vi khuẩn. Cũng như cá nóc, có thể là món ngon, cũng có thể là thuốc độc cho người ăn do không được chế biến một cách nghiêm ngặt, an toàn. DS. Phạm Nga không có một lời cảnh báo nào!

Trên http://bee.net.vn/ có bài "Ốc sên không chữa được bệnh", người viết Tô Lan dẫn lời các PGS, TS ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng TW cho biết: "Ấu trùng trong ốc sên và một số loài ốc khác khi vào cơ thể sẽ chui lên não gây nên bệnh viêm màng não, nhưng nếu ốc được nấu chín thì hoàn toàn vô hại..."

"Quan niệm ăn ốc sên sống để chữa bệnh chỉ là lời đồn thổi của những lang băm. Quan niệm này hết sức sai lầm và thiếu cơ sở khoa học" (TS Phạm Ngọc Doanh).

Thực tế, nói đến ăn ốc sên Achatina fulica, thười người ta nói đến nó là loài ốc gây nguy hại lớn hơn là nguồn thực phẩm cho con người. Nó gây tác hại lớn trong nông nghiệp vì nó sinh sản nhanh, có thể ăn hơn 500 loại thực vật khác nhau. Cuối năm 2003, ốc này đã gây tác hại cho các vườn thanh long của người dân huyện Chợ Gạo, Tiền Giang. Chúng bùng phát nhanh, ăn các bông thanh long. Nhiều nước đã tốn nhiều chi phí cho việc tiêu diệt ốc sên Achatina fulica, kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của chúng. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn ở miền Nam, mặc dù thiếu ăn, đói nhưng tôi không thấy người ta ăn nó mặc dù nó cung cấp nhiều đạm (chứng tỏ nó không phải là nguồn thực phẩm phổ biến ở miền Nam hoặc người ta nhận biết nguy cơ gây bệnh của nó). Tôi thực sự không dám ăn nó dù được chế biến kỹ (nghe tên “ốc ma” đã sợ) vì thường thấy nó ở các đống rác. Khi còn nhỏ, tôi cùng những người bạn thường bắt những con ốc ma này làm trò chơi, bỏ muối vào thân nó cho nó ra nhớt, nhìn thân của nó teo tóp lại nhanh chóng. Trong các nhà hàng, quán ăn tại Việt Nam chưa thấy món ăn nào chế biến từ ốc này. Người Pháp ăn, tại sao người Việt không ăn?


Helix pomatia


Nếu người Pháp ăn 50000-60000 tấn ốc sên Achatina fulica thì tại sao Việt Nam ta không tham dự vào thị phần đó. Một số lượng lớn ốc này ngoài tự nhiên đang phá hoại mùa màng hàng ngày, không phải nuôi, có thể chế biến xuất khẩu là một công đôi việc-vừa bảo vệ mùa màng vừa tạo thu nhập cho nông dân Việt Nam. Sao chúng ta không bắt và nuôi chúng để cung cấp cho người Pháp?

2. Ốc sên trong y học.

“Oa ngưu” có phải làm từ ốc sên achatina fulica?
“Ốc sên hoa” theo tên gọi của DS. Phạm Nga là ốc ma -tên gọi thông dụng ở miền Nam, là ốc sên Achatina fulica, có nguồn gốc từ Đông Châu Phi, hiện nay chúng có mặt hầu hết các quốc gia ở Nam bán cầu, Đông Á, Đông Nam Á, Hoa Kỳ… Ốc sên Achatina fulica là động vật ngoại lai xâm nhập và Việt Nam vào khoảng năm 1937 (The giant African snail: A prolem in economic malacology_Albert R. Mead_The University of Chicago http://www.hear.org/books/tgas1961/pdfs/tgas1961.pdf ).
Với tiến bộ của khoa học hiện nay, người ta có thể dễ dàng phân tích thành phần hoá học của các động thực vật để làm thuốc nói chung cũng như ốc sên Achatina fulica. Với tác dụng: “bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chống co thắt”; “chữa mụn, lở mọc ở da mặt”; “chữa hen suyễn, thấp khớp”; “chữa vết cắn” thì đúng oa ngưu chữa được nhiều bệnh thật! Nếu các tác dụng nêu trên, ngày hôm nay đã được thực nghiệm thì nên phổ biến, ngược lại chỉ tổ hại người! Ốc sên Achatina fulica từ lâu đã được nhiều người trên thế giới nghiên cứu, nhưng chưa thấy có chế phẩm nào làm thuốc.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn có bài “Ăn ốc sên bổ sung chất nhờn cho khớp?” ngày 02/06/2011 trên Sài Gòn tiếp thị (http://sgtt.vn/Khoe-va-Vui/145564/An...ho-khop.html):
"“Ốc sên (tên khoa học Achatina fulica), còn gọi oa ngưu, là loài động vật thân mềm sống ở nhiều nơi trên đất nước ta. Ốc sên ăn thực vật, thường phá hoại cây cối, có thể nuôi làm thức ăn và làm thuốc.
Về mặt y học, từ xa xưa, ốc sên đã được đông y sử dụng làm thuốc với tính vị mặn, hàn, bổ dưỡng, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng và chống co thắt. Theo sách Nam dược thần hiệu, để chữa mụn lở ở da mặt, có thể dùng ốc sên giã nát, chế thêm chút nước, phết lên giấy, chừa một lỗ nhỏ ở giữa, đắp lên tổn thương. Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ghi: “...Từ năm 1991, nhân dân một số vùng ở Hải Phòng và Kiến An, Thái Bình, Hải Hưng bắt về nấu ăn chữa hen suyễn”, “còn dùng để chữa đau bụng kinh niên và thấp khớp ”… Theo Trung dược đại từ điển, ốc sên có công dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc, chữa các chứng bệnh như phong nhiệt kinh giản (co giật do sốt cao), tiêu khát (tiểu đường), hầu tý (viêm amiđan, viêm họng), quai bị, loa lịch (lao hạch), ung thũng (nhọt độc), trĩ sang (trĩ viêm loét), thoát giang (sa trực tràng), vết thương do côn trùng cắn đốt... Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Biệt lục, Bản thảo tân biên, Dược tính luận, Bản thảo kinh sơ, Bản thảo đồ kinh, Thánh huệ phương, Thánh tễ tổng lục, Hải Thượng y tông tâm lĩnh... cũng đã ghi lại kinh nghiệm sử dụng ốc sên làm thuốc để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có chứng thấp khớp do phong nhiệt và thấp nhiệt, chứng bệnh tương ứng với một số bệnh lý của y học hiện đại.”

Thêm rối mù! Toàn là những y văn cổ (tôi không biết có từ năm nào để so với thời gian có mặt ốc sên Achatina fulica tại Việt Nam) và chữa bệnh theo cách “dân gian”!:

Với các bệnh nêu trên, ngày nay, đã có các loại thuốc đặc trị bệnh cho con người đã qua thực nghiệm, kiểm chứng gắt gao cùng với các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho thầy thuốc định bệnh và chữa trị một cách khoa học, chúng ta không nên sử dụng thuốc “oa ngưu” như chỉ dẫn trên.

Một bài viết hay: “Ăn ốc, nói…có sách” của Phangxipan tại http://www.truongkieumauhue.org/foru...m=1191090390/0, có nói đến việc sử dụng ốc làm thuốc:

“Ca tử vong vì ăn ốc sên đã xảy ra, song quá hạn hữu. Đỗ Tất Lợi (Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi (NXB Khoa Học & Kỹ Thuật, Hà Nội, 1981)-NV) lý giải: “Sở dĩ có trường hợp ngộ độc ốc sên chính là do ốc sên ăn cỏ cây nấm độc. Do đó, nếu chỉ ăn phần thịt của ốc sên, còn bỏ hết phần ruột gan, ống tiêu hóa của ốc sên đi thì không có hiện tượng ngộ độc do ăn ốc sên”. Cũng theo tài liệu vừa dẫn, từ năm 1961, nhân dân ở Hải Phòng và Kiến An (nay đã nhập vào thành phố Hải Phòng), Thái Bình, Hải Hưng bắt ốc sên về nấu ăn chữa hen suyễn. Một số cơ sở còn thu mua ốc sên.

Các cửa hàng dược phẩm một thời bán biệt dược BOS có tác dụng tăng cường đạm cho cơ thể. Nhiều người dùng song chưa rõ nguyên liệu chính của loại thuốc bổ này. Thật ra, tên sản phẩm đã chỉ thành phần cấu tạo chủ yếu: BOS = bổ ốc sên.

Một trong những nhân vật bào chế BOS là bác sĩ Trần Đình Xiêm cho tôi biết:

- Tháng 8-1959, mình tốt nghiệp Học viện Y học Bắc Kinh ở Trung Quốc, rồi về nước công tác tại Bệnh viện Tinh thần Hà Nội. Nhận thấy nước bạn dùng oa ngưu, tức ốc sên, tạo một số bài thuốc hay, mình bèn đề nghị Viện Kiểm nghiệm phân tích dung dịch ốc sên thủy phân xem sao. Kết quả thu được thật khả quan: 0,48% nitơ toàn phần, và 0,112% nitơ amin với những acid amin như leuxin, nor-leuxin, alanin, valin, acid aspatic, acid glutamic. Mình liền cùng bác sĩ Trần Kim Hiếu chọn loài ốc sên Helix pomatia phối hợp với đỗ tương (đậu nành), hoài sơn, natri bicarbonat, acid benzoic, mentol và đường kính, tạo nên thuốc BOS bồi dưỡng cơ thể. BOS có nhiều dạng chế phẩm: xirô, kẹo gôm, bột và viên. Thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân suy dinh dưỡng, thấy họ tăng cân rất nhanh. Thế là từ năm 1968, biệt dược BOS được công nhận và đưa vào sản xuất để phục vụ cộng đồng.

Bác sĩ Xiêm thêm:

- Năm 1970, mình sang Berlin (Đức) tu nghiệp. Sau này, mình đến một số nước để dự hội nghị khoa học. Nhờ đó, mình hay rằng nhiều nơi chế biến ốc sên làm thức ăn đặc sản. Người dân miền Nam nước Pháp vừa ghét vừa yêu ốc sên: con vật này phá hoại cây nho, nhưng chúng lại là nguyên liệu hình thành lắm món ngon lành.

Sách Thế giới động vật do Hoàng Thiếu Sơn biên soạn (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1989) còn ghi: “Ở miền Nam nước Pháp, người ta nuốt ốc sên chữa bệnh đau ngực. Người ta cũng cho rằng ốc sên chữa được lao phổi, phù thũng”.”.

Đoạn trích rên cũng nói đến ốc sên làm thuốc oa ngưu nhưng không nói rõ ốc sên gì. Còn ốc sên Helix pomatia cũng là loài người Pháp thường ăn thì được sử dụng làm thuốc bổ chữa suy dinh dưỡng. Sách ghi: “…người ta nuốt ốc sên chữa bệnh đau ngực.”, mặc dù có thể suy đoán là ốc sên Helix pomatia, không nói ốc sên nào chỉ tổ gây hại.

Hiện nay, ở Việt Nam cũng đã có nhập từ Nhật kem bôi da chế biến từ ốc sên Helix (giá mỗi hộp 230k):





Nếu không thích sử dụng kem đó thì sử dụng trực tiếp ốc sên:



Tài liệu tham khảo:
http://suckhoedoisong.vn/20081128941...rong-y-hoc.htm
http://www.vast.ac.vn/index.php?opti...id=103&lang=vi
http://en.wikipedia.org/wiki/Achatina_fulica
http://www.issg.org/database/species...4&fr=1&sts=sss
http://www.columbia.edu/itc/cerc/dan...ina_fulica.htm
http://www.hear.org/books/tgas1961/
http://en.wikipedia.org/wiki/Escargot
http://www.truongkieumauhue.org/foru...m=1191090390/0
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pag...229003345.aspx
http://bee.net.vn/channel/1981/20091...-benh-1733785/
http://suckhoedoisong.vn/20101109104...-tu-oc-sen.htm
http://dantri.com.vn/c132/s132-36913...ang-o-phap.htm

Bài được luu sửa đổi lần cuối vào ngày 14-06-2011, lúc 14:46
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
17 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn luu vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (23-06-2011), Đinh Đức Tâm (29-09-2011), Dat_stamp (30-12-2011), hat_de (12-05-2011), helicopter (12-05-2011), HOALAN (23-06-2011), j0j0 (12-05-2011), lantham_0072005 (28-10-2011), manh thuong (17-06-2011), Ng.H.Thanh (16-06-2011), ngocnguyen20082011 (02-09-2014), NHL-2014 (25-01-2015), open (16-06-2011), Poetry (12-05-2011), robinson (31-01-2012), Tien (12-05-2011), Tuancan (13-05-2011)