Xem riêng 01 Bài
  #4  
Cũ 12-06-2016, 23:09
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định Thắc mắc thứ 2 trong dòng tem VNDCCH

Gián đoạn một thời gian ,xin lỗi các bác và các bạn nhiều.Nay dammanh xin tiếp tục.Thắc mắc này có liên quan đến bộ tem HỒ CHỦ TỊCH BẢN ĐỒ In đè đổi giá



TEM HCT BẢN ĐỒ IN ĐÈ GIÁ TRONG KHUNG CHỮ NHẬT THỰC SỰ CÓ ĐƯỢC PHÁT HÀNH KHÔNG?

Năm 1951 chính phủ VNDCCH quyết định đổi tiền tài chính sang tiền ngân hàng (10đ tiền tài chính-tiền cũ bằng 1 đ tiền ngân hàng -tiền mới).Để sử dụng tem HCT bản đồ p/h năm 1951 in theo giá tiền cũ ,năm 1954-1955 có in đè thủ công sang tiền mới với 3 dạng
1.in đè dang 10đ và 20đ (đỏ,đen,lam)
2. in đè dạng 10đ NH và 20đ NH (đỏ ,đen,lam)
3.in đè dạng 10đ và 20đ trong khung chữ nhật (đỏ,đen)
Đó là các dạng in đè có xuất hiện trên thị trường.Một điều tôi thắc mắc là các danh mục tem mỗi DM nói một khác.
Danh mục CTT ghi rõ chỉ có 2 dạng in đè 1 & 2 và in đè thủ công mầu mực đỏ,đen,lam.Loại 1 in vào vị trí góc dưới bên phải của tem còn loại 2 in đè vào góc trên bên phải của tem. Tem in đè p/h 1954.
Danh mục của TN ghi rõ có 3 loại in đè 1,2 & 3.P/h năm 1954-1955 và ghi rất rõ loại mực gì với từng dạng in đè (??)
dạng 1 loai 10đ chỉ có mầu đỏ và 20đ chỉ có mầu lam
dạng 2 có đủ 3 mầu
dạng 3 có mầu đỏ và đen
Danh mục Michel ghi rõ có 3 dạng in đè và ghi rõ tỷ mỷ các in đè lỗi (chú ý) và có các mực đỏ,đen và lam với dạng mẫu 1 & 2 phát hành tháng 10-1954 còn dạng 3 phát hành 05-1956 ghi rõ mực mầu gì và trên tem không răng xanh và nâu ,có răng trên tem xanh,nâu và đỏ
Danh mục Yvert&telier không đề cập đến tem này,họ để lửng ,có nghĩa chưa đủ thông tin để có kết luận chính xác.
Tài liệu của NSTT Đàm Trung Thiện khi đề cập tem HCT bản đồ,không đề cập cụ thể loại in đè nào thật hay giả mà chỉ liệt kê các dạng tem in đè thủ công mà ông đã từng gặp trong hơn 60 năm stt và kinh doanh tem của mình .Nhưng ông cũng đưa ra một nhận xét khi đề cập con tem HCT bản đồ đỏ mệnh giá 200đ không răng (việc dập răng hoàn toàn thủ công,không có kế hoạch cụ thể ,chính xác nào cả.Tem dập răng cưa lấy tem không răng trong kho,đầu tiên tem 200đ đỏ,dập răng hêt,mục đích tiện cho sử dụng.Sau khi dập hết mới lấy tem nâu và xanh mẹnh giá 100đ với số lượng tương đương lượng tem 200đ dập vì thế tem 200đ đỏ không còn không răng còn tem 100đ thì còn không răng mỗi loại ½ số lượng
Việc in đè đổi giá cũng tiến hành như vậy
Ông cũng đề cập lý do in đè loại 1,thực chất do thủ công và cảm tính.Lúc đầu in cả mực đen,lam,đỏ nhưng thấy trên tem đỏ in mực đỏ khó nhìn,còn trên tem xanh và nâu in mực lam,đen khó nhìn do vậy tem 200đ in mực đen còn tem 100đ in mực đỏ.Đến loại 2 vẫn in đè cả 3 loại mực in (tính thủ công)_ đây là lý do vì sao danh mục Michel đưa ra in đè lỗi.
Năm 1970-1971,nhờ ông Hùng sỹ quan hải quân giới thiệu,bố tôi có mua lại từ môt cán bộ bưu điện tỉnh thanh hóa toàn bộ số tem HCT in đè,còn tồn trong kho bưu điện Thanh hóa.Tôi cùng bố tôi soạn lô tem này sau bán hầu hết sô tem này cho bác Vũ Thắng,nghe nói bác Vũ thắng đã gửi hết sang Pháp cho bố bác T. ở bên Pháp.Tôi còn nhớ số tem gần nghìn con đủ loại mực đen,đỏ,lam in góc trái ,góc phải nhưng tuyệt đối chỉ có 2 dạng 1&2.Dạng 3 không có!! Sau đó một thời gian(tôi nhớ rõ sự kiện theo t/g) trên thị trường Hà nội mới xuất hiện tem HCT bản đò dạng 3,mà chỉ có tem mệnh giá 200đ in đè đổi giá mực đen dạng 3….đến năm 1975 sau thống nhất thì có cả in đè dạng 3 cả tem mệnh giá 100đ.
KẾT LUẬN ;
Cũng như tem HCT giấy dó,tem HCT bản đồ,in đè này không chỉ có tính THỦ CÔNG mà còn có tính ĐỊA LÝ SÂU SẮC.Hoạt động bưu chính VNDCCH chia ra 3 vùng rõ rệt,đôc lập và do đó có tính chất rất riêng về tem p/h và sử dụng ( trong thời gian 9 năm kháng chiến đến khi hiệp định Genever được ký kết mới có tính thống nhất từ bộ chiến thắng ĐBP 10-1954)




Tính địa lý có thể lý giải như sau:
1.khu việt bắc – tây bắc –vùng tự do đồng bằng bắc bộ (chủ yêu hoạt động bưu chính là ở vùng tự do đồng bằng bắc bộ )
2.vùng tự do ở đồng bằng và miền núi Thanh Nghệ Tĩnh (độc lập)
3.vùng liên khu 5 và liên khu 4.
Giữa vùng 1 & 2 còn liên hệ chứ vùng 3 hoàn toàn độc lập.
Chính vì thế mới có 2 nhận định khác nhau.Theo tài liệu của Anh có thông tin tem in đè giá thóc trên tem HCT giấy dó chỉ sử dụng vùng HÀ ĐÔNG,HÀ NAM.. và cũng trên lập luận đó tem HCT bản đồ in đè giá dạng 3 cũng trên vùng đồng bằng bắc bộ.
Theo tôi tem HCT bản đồ in đè chỉ có dạng 1 & 2,như thông tin CTT đưa ra(Dạng 3 hoàn toàn đưa ra sau này do một ai đó sáng chế ra)
Hơn nữa nếu chú ý đến format thì vào thời gian này có tem thiếu cước HCT bản đồ in đè TT,không bao giờ làm in đè có format tương tự nhau như vậy!!
Cho đến thời gian này tôi chưa thấy bì thực gửi nào có dán tem HCT giấy dó in đè thóc và tem HCT bản đồ in đè dạng 3.
Nói tóm lại do hoàn cảnh kháng chiến và kinh tế khó khăn của nước VNDCCH,Bưu chính VNDCCH có rất nhiều đặc điểm riêng.
-Tính thủ công trong sx tem bưu chính (giai đoạn đầu )
-Tính địa lý trong phân phối,sử dụng và tính cước phí (giai đoạn 1945-1954)
-Tính không kế hoạch trong lưu trữ,bảo quản và số lượng phát hành cũng như t/g phát hành (giai đoạn đầu )
__________________
ĐÀM HIẾU MẠNH
STARA WIES
UL.JEMIOLOWA 70
05-830 NADARZYN
POLSKA (BA LAN)
Tel: 0048729547988

Bài được dammanh sửa đổi lần cuối vào ngày 14-06-2016, lúc 00:20
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (13-06-2016), HuyNguyen (01-07-2016), NHL-2014 (14-06-2016), Poetry (13-06-2016), vnmission (03-11-2016)