Xem riêng 01 Bài
  #4  
Cũ 28-06-2015, 19:30
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ 4

Hệ Sinh Học ĐBSCL

Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và sông, từ lâu ở ĐBSCL đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt , hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển , hệ sinh thái nông nghiệp. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực.

Hệ sinh thái đất ngập nước có đến 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát và 6 loài lưỡng cư; vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá và thủy sản. Những số liệu trên cho thấy tính đa dạng sinh học ở ĐBSCL.

Từ buổi đầu khai phá vùng đất Nam Bộ, những cư dân nơi đây không chỉ đối mặt với rừng rậm hoang vu mà còn đối mặt với thú dữ tràn đầy. Đánh cọp, đuổi sấu là những hoạt động diễn ra thường xuyên nơi miền đất mới này, nó đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong tâm thức của người dân nơi đây.

Cư dân miền sông nước này giết sấu để trừ mối họa, đồng thời cũng khai thác nguồn lợi từ đó. Sự đối đầu đó đã để lại dấu ấn rõ nét trong tín ngưỡng, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, địa danh…của một thời khẩn hoang, lập ấp, những câu chuyện tưởng như hoang đường mà rất giàu tính hiện thực.
Muỗi tràn vào nhà khi trời sụp tối khiến nhiềugia đìnhởmiền Tây phải chui vào mùng ăn cơm để tránh muỗi.



“Trên trời muỗi kêu như sáo thổi
Dưới nước đĩa lội như bánh canh”



Công cuộc chinh phục vùng đất mới, lớp cư dân Tây Nam Bộ buộc phải đối đầu với những thế lực tự nhiên, trong đó có loài sấu dữ, luôn luôn rình rập làm hại người. Nhất là trong ca dao, được phản ánh rất rõ nét, đậm đặc cái tâm thức của những người đi mở cõi trước một vùng đất trù phú, hết sức hoang sơ và không kém phần khắc nghiệt:

Chèo ghe sợ sấu cắn chưn.
Xuống bưng sợ đỉa lên rừng sợ ma”
U Minh khốn khổ quá chừng
Xuống sông sấu bắt, lên rừng cọp tha
U Minh nước mặn phèn chua
Trăm ngàn cá sấu thi đua vẫy vùng
U Minh, Rạch Giá, Thị Quá, Sơn Trường
Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um





Trong công cuộc chinh phục vùng đất mới Tây Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung, bằng trí tuệ và lòng quả cảm, những lớp cư dân nơi đây đã đương đầu với những sức mạnh tự nhiên, những loài thú dữ như cọp beo, sấu, rắn… Vươn lên chế ngự nó, nhằm tạo ra những điều kiện để khai thác, canh tác, bảo đảm cuộc sống an lành là công việc đòi hỏi sự bền bĩ, lâu dài.Chiến đấu với thú dữ, độc hại trên hết chỉ xuất phát từ việc làm điều thiện, điều nghĩa, phản ảnh cái tinh thần khí khái của người dân Nam Bộ trong việc diệt trừ thú dữ.Thông qua hình ảnh con cá sấu, ta dường như hiểu rõ hơn bức tranh hiện thực về văn hóa dân gian của vùng đất này với những sắc thái hết sức đặc trưng của miền sông nước.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HuyNguyen (30-06-2015), manh thuong (29-06-2015), nam_hoa1 (29-06-2015), Poetry (28-06-2015)