Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 18-07-2008, 15:05
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định Đại Phật Lạc Sơn

Bí ẩn về tượng đá Phật Lạc Sơn
__________________________
Pho tượng Phật lớn nhất thế giới (Đời Đường - 713)



Tượng Phật Lạc Sơn nằm ở ngọn Thê Loan mé Đông núi Nga My thành phố Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên.





Tượng tạc trên vách núi khi mở đường ở núi Lăng Vân. Mặt tượng quay về hướng hội tụ của ba dòng sông Mân, Đại Đô và Thanh Y. Tượng tạo hình trang nghiêm, trải qua hàng nghìn năm mưa gió đến nay vẫn đứng vững vàng bên bờ sông Mân chảy xiết. Tượng Phật Lạc Sơn, còn gọi là Đại Phật Lăng Mân là một bức tượng điêu khắc vách núi lớn nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay và mãi mãi về sau.

Đại Phật Lạc Sơn được ca ngợi là " Núi là pho tượng Phật, Phật là một ngọn núi". Trình độ điêu khắc tượng Phật ở đây vô cùng tinh tế, đường nét sống động, tỉ lệ các bộ phân cân xứng, khí thế hùng vĩ, thể hiện phong cách của nên văn hóa Thịnh Đường.



Về công việc điêu khắc tượng Phật Lạc Sơn, trong lịch sử có một câu chuyện truyền thuyết rất đẹp và truyền tụng từ đời này sang đời khác. Tượng Phật Lạc Sơn thời cổ gọi là "Tượng Di Lặc" "Đại Phật Gia Định", tượng tạc vào năm thứ nhất Đường Huyền Tông (năm 713). Thời đó, ba con sông Mân, Đại Đô và Thanh Y cùng hội tụ về đây. Dòng chat xối thẳng vào chân núi Lăng Mân. Mùa lũ, thế nước rất mạnh, thuyền bè qua sông thường bị sóng xô vào vách núi vỡ tan. Nhà sư nổi tiếng ở chùa Lăng Mân là Hải Thông vô cùng lo lắng, bất giác xuất hiện ý nghĩ - tạc một bức tượng Phật to lớn ở đây, đồng thời dùng đá làm chậm dòng chảy của sông. Nhà sư Hải Thông cho rằng, có thể mượn sức mạnh của Phật để chống lại dòng nước lũ.

Sau hai mươi năm huy động đóng góp tiền bạc của dân, nhà sư Hải Thông đã có một khoản tiền lớn dựng tượng. Lúc đó, có một tên quan địa phương đến đòi tiền hối lộ. Nhà sư tức giận mắng rằng: "Mắt có thể tự móc, nhưng tiền dựng Phạt khó lấy". Thế rồi ông tự móc mắt của mình, đặt lên đĩa gửi cho tên quan tham lam kia. Sau khi ông qua đời, tiết độ sứ Kiếm Nam Xuyên Tây là Vĩ Cao huy động thợ đá tiếp tục tạc tượng. Triều đình hạ chiếu cho phép dùng thuế muối ủng hộ cho việc tạc tượng. Công trình tạc tượng Phật Lạc Sơn kéo dài 90 năm mới hoàn thành.



Quy mô công trình của tượng Phật Lạc Sơn rất nhiều sách ghi chép tường tận. Đầu tượng Phật dài 14,2m m, rộng 10m, mắt dài 3,3m, mũi dài 5,53m, vai rộng 24m, tai dài 7m (lỗ tai có thể chứa được hai người), mu bàn chân rộng 8,5m (có thể đủ cho trăm người ngồi). Về chiều cao của tượng Phật có nhiều ý kiến khác nhau. Sách "Phật Tổ thống kỷ", "Phương dư thắng lãm" đời Tống, sách "Tứ Xuyên thống chí", "Lạc Sơn huyệt chí" đời Minh Thanh đều chép: "Tượng Phật Lạc Sơn cai 360 xích, tương đương khoảng 110m". Sau khi Trung Quốc mới thành lập, ngành nghiên cứu khoa học mới sử dụng phương pháp thừng treo và đo cận cảnh nhiều lần tiền hành đo tượng Phật, xác nhận tượng Phật Lạc Sơn cao 71m. "Đại Bách khoa toàn thư Trung Quốc", "Từ điển danh sơn đại xuyên Trung Quốc"... đều ghi rất rõ: "Tượng Phật Lạc Sơn cao 71m". Nhưng năm 1990, "Từ điển địa danh Trung Quốc" do nhà xuất bản Từ Thư Thượng Hải phát hành lại viết "Độ cao tượng Phật Lạc Sơn là 58,7m". Quan điểm này được rất nhiều chuyên gia có uy tín tán đồng.

Vì sao cùng một bức tượng đá cố định hoàn toàn lại có hai số liệu sai lệch nhau lớn như vậy? Theo các chuyên gia cho biết, sự khác biệt chủ yếu của hai số liệu này (71m và 58,7m) là do định nghĩa về độ cao của tượng Phật Lạc Sơn. Khi đo một vật văn hóa, giới chuyên môn gọi khoảng cách điểm thấp nhất của cổ vật là "thông cao" (chiều cao thông thủy). Đế của tượng Phật Trung Quốc phần lớn có bệ hoa sen. Khi đó, thông thường coi tượng Phật và bệ hoa sen là một thể hoàn chỉnh. Độ cao của tượng Phật được tính từ đỉnh cao của đầu tượng Phật đến điểm thấp nhất của bệ hoa sen.



Đối với bệ hoa sen của tượng Phật Lạc Sơn có hai ý kiến. Có người cho rằng dưới chân tượng Phật Lạc Sơn có hai bệ sen, một bệ đặt dưới chân, dưới bệ đặt dưới chân còn một bệ nữa. Vì vậy chiều cao của tượng Phật phải đo từ điểm thấp nhất của bệ hoa sen, tức tượng Phật cao 71m. Đồng thời, có người cho rằng, dưới chân tượng Phật chỉ có một bệ hoa sen đặt chân. Tại sao chiều cao của tượng Phật lại tính hai bệ hoa sen. Có ý cho rằng, cái bệ sen lớn hơn dưới bệ sen đặt chân trên thực tế là một tầng nền móng của tầng bệ sen đặt chân, chẳng qua nhà xây dựng vì mỹ quan và trang nghiêm đã khắc hình hoa sen xung quanh tầng móng. Vì vậy, tầng móng này không thể tính vào độ cao của tượng Phật. Những người có quan điểm này chỉ tính độ cao của tượng Phật từ bệ hoa sen đặt chân đến tới đỉnh đầu tượng Phật và đo được là 58,7m

Bài được Bugi5697 sửa đổi lần cuối vào ngày 13-08-2008, lúc 16:08
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (13-05-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (13-05-2009), Ng.H.Thanh (13-05-2009), Poetry (01-09-2010), quaden@_cute (15-07-2010)