Xem riêng 01 Bài
  #6  
Cũ 19-10-2009, 20:45
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Săn Sâm Cầm tiến vua (Đỗ Doãn Hoàng)


(Một hồ rượu ngâm toàn chân Sâm Cầm)

******

(Tiếp)

Lương dạy tôi cách phân biệt sâm cầm với các loài chim khác:

- Có một cách cực kỳ đơn giản: không loài chim nào trên thế giới có cái chân giống lũ chim ăn nhân sâm này. Các ngón chân của nó xoè, thắt như củ sâm trên núi ấy. Ngón chân giữa (dài nhất) của nó khi xòe rộng ra mặt bàn, nó gồm ba hình tròn xoe đặt thành hàng dài từ đầu ngón đến gốc ngón. Ba hình tròn như đồng xu đặt liên tiếp nhau (ba cái màng đạp nước của nó đều hình tròn xoe) trên một ngón chân – đó là sâm cầm! Những chi tiết khác thì rất dễ: Đầu và cổ chim lông đen, lưng và bụng lông xám chì, mắt màu nâu đỏ. Mỏ chim có búp lông (có khi màu trắng), chân màu lục nhạt đốt thắt trông giống như những đoạn của củ sâm... Quý nhất là sâm cầm mà ở đầu nó có túm lông màu đỏ, nghe nói bổ dưỡng gấp ngàn lần (khi tiến vua hoặc tiến ai đó, tóm lại là khi “hiến hưởng”) so với sâm cầm đầu đen. Nhưng cũng là chục năm nay bắn sâm cầm, tớ chưa gặp con nào đầu đỏ, có thể bọn tán ăn nó chỉ bốc phét thế cho nó huyền bí thôi.

Hóa ra, khi trò chuyện mới vỡ lẽ ra, dưới cái mặt xạm cháy vì khói súng giữa thời bình, Lương cũng là người ưa tìm tòi. Hắn bắt tôi hứa phải tặng hắn quyển Chim Việt Nam xuất bản từ mấy chục năm trước của nhà “điểu học” - GS Võ Quý, sau khi tôi tiết lộ là giá sách nhà tôi đang có.

Lý luận của Lương rất có lý:

- Tớ còn giữ cả cuốn “tạp chí nội bộ” của những người thợ săn ở Hải Dương, trích nghị định quy định gì đó về săn bắn, sâm cầm là loài được phép săn bắn. Sâm cầm chỉ quý trong sử sách và trong thơ văn thôi, chứ nó là chim nước, chim di cư, có gì đâu, nếu không bắn nó về đen đặc bầu trời. Nếu không là thứ tiến vua, có khi sâm cầm chỉ có giá 3 nghìn VNĐ/con - bằng giá một chú cò bay lả bay la từ trong cổ tích lên… thớt nhậu hiện nay. Mà sâm cầm bắn mãi cũng chẳng hết, vì mùa đến, sâm cầm khắp thế giới nó lại đi qua Việt Nam.

- Vả lại, bọn tớ bắn sâm cầm thế này không thể giết hết sâm cầm được. Mà nhà nước phải bắt cổ cái giăng lưới nó bắt chim bằng đài đĩa, mỗi tối bắt hàng trăm con cò vạc, giang, mòng két, le le, sâm cầm hiện nay để phục vụ các quán nhậu chim trời ấy. Nó bắt tiệt hết cả núi rừng vào lưới. Vì nó ghi âm tiếng kêu của các loài chim, dụ chim vào lưới rồi bắt cả tải. Bọn tớ đi bắn thế này là dạy cho sâm cầm dại dột cách khôn ngoan. Tớ bắn vài lần, chim trở nên nhút nhát hơn, thế là nó sống sót để tiếp tục bay về… Austraylia để mùa đông sang năm nó lại về Việt Nam. Súng nổ đinh tai thế này, giỏi lắm, mỗi lần rình mò bắn được vài con. Bọn giết hết chim phải là bọn đánh lưới!

- Tại sao ông Lê Quý Đôn viết trong sách của cậu rằng chim sâm cầm là món tiến vua. Thì độ ấy, con dân nước ta phải đi bắt chim cho vua đánh chén, họ bắt bao nhiêu năm rồi, có làm sao đâu? Nay vua chúa phong kiến không còn, tớ đi bắt sâm cầm về ăn (chim trời cá nước mà) cũng là hợp lý. Có gì mà lo sâm cầm bị tuyệt diệt. Mà tớ không bắn thì rồi lũ chim di cư này nó cũng đi nơi khác hết, chứ nó có ở Việt Nam đâu mà cậu tiếc – Lương lý luận.

(Còn tiếp)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (19-10-2009), chienbinh (19-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (21-10-2009), huuhuetran (20-10-2009), manh thuong (20-10-2009), Poetry (19-10-2009)