Xem riêng 01 Bài
  #26  
Cũ 17-12-2011, 06:54
tem-truyen-thong tem-truyen-thong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 01-05-2010
Bài Viết : 126
Cảm ơn: 193
Đã được cảm ơn 2,248 lần trong 155 Bài
Mặc định

Nhận được phản hồi của khá nhiều các bạn tem VSF, đặc biệt được sự động viên của Gs Trần Anh Tuấn và bác Đàm Mạnh, tôi xin được tiếp tục chia sẻ, trao đổi về đề tài này. Các bạn cũng thông cảm cho tôi, độc diễn là dễ nản lắm. Chơi phải có bạn.
Tôi sẽ trả lời từng phần một các câu hỏi đã nêu. Mặc dù có những câu hỏi phần trả lời đầy đủ thì phải là 1 đề tài riêng. Chúng ta vẫn không quên là cái chính là chúng ta đang phân tích bộ tem đấu giá.
Bây giờ, chúng ta sẽ bỏ qua những vật phẩm giả để tập trung vào những thứ đáng giá. Chúng ta sẽ đi theo thứ tự. Đúng ra là nên có tem minh họa đi kèm, nhưng tôi nghĩ làm như vậy tốn dung lượng của Diễn đàn quá. Các bạn chịu khó mở 2 tab để xem số trang nhé.
1. Con tem đáng chú ý đầu tiên ở trang 4 là con tem Bảo Đại gạch chéo. Gs TAT hình như có chút nhầm lẫn. Con tem LK4 Bảo Đại gạch bằng bút lông tôi nói là chưa được kiểm chứng, chứ không khẳng định là giả. Con tem này tại SG cách đây 10 năm bác Lợi có bán khá nhiều, không đắt.

2. Những mẫu in đè trong bộ 57 có khá nhiều thứ hay. Sưu tập được như vậy khó lắm, công phu đấy.

3. Tại đây xuất hiện khái niệm CTO giả. Không phải trong mọi trường hợp tem CTO là rẻ hơn tem sống. Đối với những tem in đè nếu có dấu thực gửi hay CTO thì chỉ tăng giá trị mà thôi. Các con tem in đè trong bộ 57 này thường được đóng dấu CTO giả vào thời kỳ sau, dùng dấu quay lại ngày tháng cho gần với thời điểm phát hành.

4. Về con tem LK4 3$ số lớn. Tôi rất nghi ngờ là giả.

5. Về bì thư LK5 ở trang 23 tôi nghĩ là đặc biệt quí hiếm. Giá rất đắt. Chắc phải gấp 2 lần giá 3000$ mà tôi đã đưa ra.

6. Trang 25 và trang 66 chúng ta gặp các bì thư dấu TRẠM. Trạm là gì ? Trước đây trong thời chiến, NN thành lập các Trạm liên lạc mà không tồn tại Bưu cục. Thư từ, công văn được tập trung tại các Trạm này để kiểm duyệt, phân loại, đóng dấu. Có 3 nơi quan trọng được đặt Trạm là : Hải phòng, Hà nội và Thanh hóa. Ngoài ra năm 1952-1953 còn có đặt trạm lại Thái nguyên. Bì thư ở trang 25 là dấu Trạm Kiến an - Hải phòng. Bì thư trang 66 không rõ dấu, nhưng theo tôi là Trạm Thái nguyên.
Tại Hà nội khi hòa bình lập lại cũng vẫn còn tồn tại 3 trạm ở Lý Nam Đế, Phan Đình Phùng là Nam bộ (ga Hàng Cỏ).
Có lẽ 4 bì thư dấu Trạm này cũng có giá cao hơn mà tôi đã định : khoảng 2000$/1 bì.

7. Cù Huy Cận là nhà thơ, nhưng ông cũng là nhà Cách mạng. Ông là một tring những lãnh đạo trí thức đầu tiên được Cụ Hồ mời tham gia vào CP. Ông đã từng giữ cương vị Thứ trưởng.

8. Về bộ in đè đổi giá mới : tôi đánh giá là bộ tem rất giá trị, công phu. Hầu hết là tem thật. Ở đây phải định nghĩa cho đúng : đó không phải là variete. Con số giá tiền in thủ công, có 3 màu : đen, đỏ và xanh. Mỗi màu lại có 4 dạng. Dạng 1 : chữ 10đ và 20đ NH in bên góc phải ở trên. Dạng 2 góc phải ở dưới. Dạng 3 đóng khung con số và in bên dưới góc phải. Dạng 4 in bên trái.
Bạn Mê Tem Việt nói mấy con tem này rớt giá. Không phải đâu bạn, tem thật vẫn có giá lắm. Phải phân biệt được tem giả và thật qua màu và chất liệu mực.

9. Bộ tem thiếu cước TT cũng thật là đặc sắc. Có 2 màu là đỏ và tím, thường được đóng ở giữa, hơi lệch phải xuống dưới. Bộ sưu tập này theo tôi phần này cũng rất quí hiếm. Toàn là tem thật và hiếm gặp. Đắt giá.

10. Con tem VTX mất màu đỏ là rất quí hiếm. Thực sự tôi chưa nhìn thấy con thứ 2. Nhưng để giá tới 2500$ theo tôi là điên rồ. Mỗi chủng loại đều có mặt bằng giá nhất định. Variete thỉ mấy trăm đã là cùng cực rồi. Mấy ngàn phải là các vật phẩm như proof, bì thư, ...

Cuối cùng tôi xin trao đổi về ý của Gs TAT về NST này. Tôi không hề biết chủ nhân, vị trí công tác cũng như cách thức mà ông sưu tập được các vật phẩm này. Nhưng chỉ qua bộ sưu tập tôi cũng cố gắng đánh giá 1 cách khách quan nhất. Đó là 1 NST đẳng cấp. Có thể ông còn rất ngây thơ, có vài khiếm khuyết về kiến thức phân biệt thật giả nhưng ông say mê tem Việt nam lắm. Ông cũng tinh tế lắm chứ. Chỉ qua bộ đổi giá mới và thiếu cước đã là giá trị vô song.
Thực ra, chúng ta không biết đây có phải là toàn bộ bộ sưu tập của ông hay không. Biết đâu đấy, đây chỉ là một phần. Mỗi NST đều có tiêu chí sưu tập riêng. Những thứ chúng ta chứng kiến khá lộn xộn, đúng là còn nhiều lỗ hổng về thời gian nhưng có thể đây chỉ là phần ông mang bán chăng? Còn bộ chơi nữa thì sao.
Tóm lại, dù thế nào chăng nữa, chúng ta cũng học hỏi được rất nhiều từ bộ sưu tập này. Mà đây mới chỉ là 70 trang đầu, còn tới 330 trang nữa.

Bài được tem-truyen-thong sửa đổi lần cuối vào ngày 22-12-2011, lúc 16:51
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
21 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tem-truyen-thong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (17-12-2011), chienbinh (17-12-2011), dammanh (17-12-2011), Dat_stamp (17-12-2011), hat_de (17-12-2011), hoavienquanbl (17-12-2011), huuhuetran (17-12-2011), huybh (17-12-2011), lantham_0072005 (17-12-2011), manh thuong (17-12-2011), MeTemViet (18-12-2011), nam_hoa1 (18-12-2011), Ng.H.Thanh (21-12-2011), nguyenhuudinhue (20-12-2011), nino huynh (17-12-2011), Poetry (17-12-2011), The smaller dragon (17-12-2011), Tien (17-12-2011), tridatinh (17-12-2011), xihuan (17-12-2011)