Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 13-11-2009, 18:43
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Trường Mỹ Thuật Hà Nội thời Pháp thuộc.

Hội hoạ hiện đại của Việt Nam thực sự có đường hướng riêng, cũng như vững chắc hơn với nẻt cọ vẽ. Phải nói rằng, đó là nhờ vào Trường Mỹ Thuật Hà Nội được chính phủ Pháp mở ra vào năm 1925.

Từ khi trường này chính thức ra đời, đã có nhiều hoạ sư nổi tiếng của Pháp sang giảng dậy. Điển hình là hoạ sư Victor Tardieu (đã từng có mặt tại Đông Dương từ cuối thế kỉ 19). Những giáo sư về mỹ thuật đã được chính phủ Pháp giao trọng trách là: qua trung gian của nghệ thuật, họ sẽ là những người có nhiệm vụ không những truyền bá văn hoá Pháp tới thuộc địa, mà còn giới thiệu một Đông Dương xa xôi tới dân chúng Pháp.

Từ năm 1910, chính phủ Pháp muốn khuyến khích các hoạ sư của mình chú ý hơn tới vùng thuộc địa này, họ đã tạo ra một giải thưởng, có tên là: "Giải thưởng Đông Dương" (Prix Indochine). Người lãnh giải sẽ được tài trợ hoàn toàn để có thể chu du xa xứ, chỉ có bổn phận là truyền dậy nghệ thuật. Khi trường Mỹ - Thuật Hà Nội được thành lặp vào năm 1925, Victor Tardieu (Giải thường Đông Dương năm 1920) là giám đốc cho tới năm 1937, khi ông từ trần.

Hệ thống tổ chức tại trường mỹ thuật này, phần lớn là dựa theo hoạt động của Trường quốc gia Cao đẳng Mỹ - Thuật Paris. Mục đích giảng dậy cho sinh viên khi đó là sẽ tạo ra một nét hài hoà, phối hợp cách nhìn và cảm nhận của phương Tây trên những truyền thống sẵn có của Việt Nam.

Có nhiều hoạ sư và điêu khắc gia tên tuổi của Pháp đã sang dậy tại trường này như: Joseph Inguimberty, Evariste Jonchère, André Maire...Hoạ sĩ Việt Nam nổi tiếng sau này như: Mai Thứ, Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí đã từng là sinh viên của các giáo sư trên. Victor Tardieu rất tin tưởng và luôn hãnh diện về các học viên của mình khi đó, tình thầy trò rất thắm thiết. Và giáo sư luôn luôn có sự giúp đỡ với một người vừa là bạn, vừa là cộng tác viên: Nguyễn Nam Sơn.

Chính vì mối cảm tình đặc biệt dành riêng cho các học viên và Việt Nam, mà sau khi trở về Paris để hoàn thành vài công tác do được mời, Victor Tardieu liền lập tức trở lại Hà Nội và sống luôn tại Việt Nam cho tới khi từ trần. Chính ông đã từng nói thẳng như sau: "Truyền nghề cho sinh viên Việt Nam thì thú vị hơn với bọn sinh viên Pháp nhiều lắm!"


(Tác phẩm của Victor Tardieu / Không rõ tựa và năm)


(Tác phẩm của Joseph Inguimberty / Không rõ tựa và năm)


(Tác phẩm của Lê Phổ / Không rõ tựa và năm)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (13-11-2009), chienbinh (13-11-2009), Dalbit_VAN (17-11-2009), hat_de (13-11-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (13-11-2009), manh thuong (21-11-2009), Tien (13-11-2009), zodiac (14-11-2009)