Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 26-12-2010, 10:47
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,836 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Biểu trưng truyền thống đẹp và ý nghĩa của ngành Bưu điện nay đã trở thành biểu trưng của Công đoàn Bưu điện Việt Nam từ năm 2004.

Nhân kỷ niệm 59 năm truyền thống ngành Bưu Điện (15/8/1945-15/8/2004) và 57 năm ngày thành lập Công đoàn Bưu Điện Việt Nam (30/8/1947- 30/8/2004), ngày 30/8/2004 tại Hà Nội Công đoàn Bưu Điện Việt Nam đã tổ chức lễ đón nhận biểu trưng Huy hiệu truyền thống ngành Bưu Điện và khai trương trang Web Công đoàn Bưu Điện Việt Nam.

Kể từ ngày 27/7/1959, Bộ Giao thông và Bưu điện có quyết định số 171/QĐ cho phép Tổng cục Bưu điện được dùng Huy hiệu Bưu điện để cấp cho cán bộ, công nhân viên trong ngành sử dụng, từ đó đến nay Huy hiệu Bưu điện” đã là niềm tự hào và kết tinh trong đó mồ hôi, công sức và cả bằng máu, thịt của các thế hệ CBCNVC Bưu điện đã không quản ngại gian khổ hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Bưu điện Việt Nam.

Bước sang thời kỳ phát triển mới, để giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang, thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đoàn viên, Ban Cán sự Đảng Bộ Bưu chính, Viễn thông và Lãnh đạo Bộ Bưu chính Viễn thông đã quyết định giao cho Công đoàn Bưu điện Việt Nam quản lý biểu trưng Huy hiệu truyền thống của Ngành, để vận động đoàn viên CNVC sử dụng, nhằm luôn nêu cao niềm tự hào và trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ- Sáng tạo - Nghĩa tình, tiếp tục vượt qua mọi khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn Hội nhập -Phát triển, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Mời xem thêm văn bản sau:

VĂN BẢN HƯỚNG DẪN
Số: 934/TĐ-CĐBĐ
ngày 17 tháng 11 năm 2005
CỦA CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VIỆT NAM
V/v Hướng dẫn sử dụng Biểu trưng truyền thống ngành Bưu điện

Kính gửi: Công đoàn các đơn vị trong Ngành.

Thể theo nguyện vọng của cán bộ, công nhân viên chức lao động trong ngành, Ban Cán sự Đảng Bộ Bưu chính, Viễn thông và lãnh đạo Ngành đã đồng ý cho tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam được mang Biểu trưng Truyền thống của Ngành Bưu điện. Quyết định này thể hiện sự tin tưởng của lãnh đạo Ngành và cán bộ CNVC Bưu điện đối với tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam, đồng thời là vinh dự tự hào của mỗi cán bộ, đoàn viên, lao động chúng ta đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang được kết tinh qua 60 năm truyền thống. Mỗi cán bộ, đoàn viên thuộc Công đoàn Bưu điện VN cần trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống “Trung thành – Dũng cảm - Tận tuỵ - sáng tạo - Nghĩa tình” trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Bưu điện và đất nước.

Để sử dụng thống nhất biểu trưng truyền thống ngành Bưu điện (sau đây gọi là Biểu trưng Công đoàn Bưu điện VN) trong các hoạt động công đoàn ở các đơn vị, Công đoàn Bưu điện Việt Nam hướng dẫn sử dụng như sau:

I. QUY ĐỊNH VỀ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT VÀ Ý NGHĨA CỦA BIỂU TRƯNG

1. Khái quát chung.


Biểu trưng truyền thống ngành Bưu điện Việt nam được thiết kế dựa vào các tiêu chí cơ bản tại quyết định số: 171/QĐ ngày 27/07/1959 của Bộ Giao thông và Bưu điện cho phép Tổng cục Bưu điện được sử dụng Huy hiệu Bưu điện.

- Hình của biểu trưng là hình tròn

- Nền mầu đỏ cờ

- Nửa phía dưới có hình nửa bánh xe

- Nửa phía trên có 3 nửa hình tròn

- Ở giữa có hình tia chớp

2. Tỷ lệ của các chi tiết Biểu trưng

- Vòng tròn là giới hạn của Biểu trưng. Kẻ 1 trục tung và 1 trục hoành chia vòng tròn thành 4 phần. Phía dưới (½) vòng tròn là bánh răng.

Độ dầy của nét đường sóng = 1/24 bán kính hình tròn Huy hiệu.

- Độ dày của bánh răng = 1/3 bán kính. Mép ngoài bánh răng cách mép ngoài đường bao của biểu trưng bằng độ dày đường sóng (1/24) đường kính.

- Hai nửa răng 2 bên nằm trong góc 7,5 độ (góc tâm hình tròn), bắt đầu từ trục hoành xuống phía dưới.

- Từ tâm hình tròn, góc 165 độ còn lại chia thành 11 góc mỗi góc 15 độ, năm răng phía dưới nằm trọn trong các góc và cách đều nhau.

- Chiều cao của răng = 2/5 độ dày bánh răng

- Bề rộng của răng: Bên trong nằm trong góc 15 độ, bên ngoài lấy theo mép vòng tròn của răng, có độ dài dây cung = độ dài dây cung phần bên trong răng, đối xứng qua đường phân giác của góc chứa răng

- Vòng tròn ngoài có mép ngoài nối với mép ngoài bánh răng tạo thành vòng tròn (Độ dày nét các vòng tròng =1/24 bán kính).

- Vòng tròn trong có mép trong nối mép trong bánh răng tạo thành vòng tròn.

- Vòng tròn giữa cách đều 2 vòng tròn trong và ngoài.

- Nửa của 3 vòng tròn cách nửa bánh răng = độ dày nét vòng tròn.

- Tia chớp được lấy nét chính là đường nghiêng 55 độ đi qua tâm hình tròn.

- Đỉnh trên tia chớp ở giữa vòng tròn ngoài và vòng tròn giữa, đỉnh dưới đối xứng qua tâm. Từ tâm dịch sang phải 1/3 bán kính kẻ đường song song với trục tung, đến 1/9 bán kính lấy đó làm đỉnh nhỏ tia chớp, kẻ đường song song với trục hoành đến điểm cắt nét chính, nghiêng 45 độ.

3. Ý nghĩa của các chi tiết

- Các bánh răng:

Thể hiện tính công nghiệp, tính chính xác, sự ăn khớp. Bưu chính luôn luôn đòi hỏi khớp hành trình, Viễn thông luôn đòi hỏi tính đồng bộ. Thể hiện đặc trưng của ngành Bưu điện: Nhanh chóng - Chính xác - An toàn - Tiện lợi - Văn minh. Thể hiện sự chuyển động của thời gian, sự tiếp nối của lịch sử. Phía dưới có 5 bánh răng thể hiện sự hoàn chỉnh, hai nửa bánh răng thể hiện sự kế thừa và tiếp tục phát triển.

- Các nửa vòng tròn:

Là làn sóng điện trong thông tin Viễn thông được ví như làn sóng lan toả đưa tin tức đến mọi nơi.

- Hình tia chớp:

Thông tin liên lạc được ví nhanh như tia chớp, làm sáng lên các vùng vươn tới. Với hình tia chớp nếu hình dung 1 đường chéo nối hai đỉnh tia chớp, đó chính là hình ảnh của chiếc phong bì hay con tem đã được cách điệu. Với hướng bay lên thể hiện sự phát triển của dịch vụ Bưu chính.

- Mầu đỏ:

Mầu đỏ cùng với mầu cờ Tổ quốc, Mầu đặc trưng của cách mạng. gợi nhớ tới sự hy sinh quên mình của các chiến sỹ giao liên vì sự nghiệp thông tin liên lạc. Mầu đỏ cũng là mầu cơ bản mang tính mạnh, sắc đậm, tạo sự tập trung của cảm giác. Các bánh xe và tia chớp mầu trắng tạo nên sự nổi bật trên nền đỏ.



II. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DUNG BIỂU TRƯNG TRUYỀN THỐNG

A/ Quy định chung

1. Biểu trưng truyền thống được sử dụng thống nhất là biểu trưng của tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam, trong các hoạt động quan hệ giao dịch trong nước và quốc tế.

2. Được treo tại trụ sở, văn phòng làm việc của tổ chức công đoàn các cấp thuộc hệ thống Công đoàn Bưu điện Việt Nam ở vị trí trung tâm, trang trọng.

3. Được sử dụng trên các ấn phẩm của tổ chức công đoàn (phong bì và thư công tác)

4. Được sử dụng trên các phẩm ấn, quà tặng của tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

5. Được sử dụng để trang trí phông các hội nghị, hội thảo, giao lưu, gặp mặt, hội thao, hội diễn của tổ chức công đoàn Bưu điện.

B. Quy định cụ thể một sô trường hợp:

1. Đối với Đại hội Công đoàn các cấp
...
2. Đối với hội nghị, hội thảo công đoàn
...
3. Đối với Hội nghị, hội thảo, mít tinh, giao lưu, gặp mặt của công đoàn cấp trên cơ sở và cơ sở trực thuộc Công đoàn BĐVN
...
4. Hội nghị, hội thảo của công đoàn cơ sở (áp dụng cho Công đoàn các Bưu điện Huyện, Công ty, Trung tâm trực thuộc công đoàn cấp trên cơ sở).
...
5. Đối với hội thao, hội diễn

Tuỳ theo quy mô và tính chất Công đoàn Bưu điện VN sẽ có hướng dẫn cụ thể.

6. Đối với cán bộ, đoàn viên công đoàn

Vận động cán bộ, đoàn viên đeo Huy hiệu Tổng liên đoàn trong Đại hội Công đoàn, đeo Biểu trưng Công đoàn Bưu điện VN trong hội nghị Công đoàn, trong các hoạt động quốc tế, giao lưu gặp mặt kỷ niệm ngày truyền thống Ngành (15/8), ngày thành lập Công đoàn Bưu điện Việt Nam (30/8) hàng năm.

7. Đối với các ấn phẩm của tổ chức công đoàn

a. Mẫu phong bì của Công đoàn Bưu điện Việt Nam

b. Mẫu phong bì của các đơn vị trực thuộc

c. Thư công tác của Công đoàn Bưu điện VN

d. Mẫu thư công tác của Công đoàn các đơn vị

Trên cơ sở các quy định trên, Ban Thường vụ Công đoàn Bưu điện Việt Nam yêu cầu Công đoàn các đơn vị phổ biến, quán triệt và vận động cán bộ, đoàn viên sử dụng Biểu trưng truyền thống Ngành trong mọi hoạt động của tổ chức, vừa làm tốt công tác tuyên truyền về truyền thống, vừa động viên mọi người nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của ngành trong mọi giai đoạn phát triển. đồng thời là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn Ngành Bưu điện, nhằm chăm, lo bảo vệ truyền thống vẻ vang của ngành, giáo dục các lớp thế hệ kế tiếp phát huy truyền thống vẻ vang đó để phấn đấu cho sự nghiệp phát triển Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam, xứng đáng là ngành khoa học kỹ thuật mũi nhọn đi đầu trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.

TM. BAN THƯỜNG VỤ CÔNG ĐOÀN BĐVN
CHỦ TỊCH
Đã ký: Phan Hoàng Đức
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 26-12-2010, lúc 12:03
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (26-12-2010), hat_de (26-12-2010), huuhuetran (30-12-2010), manh thuong (27-12-2010), nam_hoa1 (28-12-2010), Ng.H.Thanh (14-05-2011), The smaller dragon (13-05-2011), Tien (13-05-2011)