Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 22-05-2014, 19:11
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định « Kẻ thù có ích » (L’ennemi utile)


Nhân kỷ niệm 60 năm trận chiến Điện Biên Phủ


02/05/2014, hơn một ngàn binh sĩ người Đức đã tham gia trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ, dưới lá cờ của lực lượng viễn chinh Pháp. Nhiều lính dù và cựu chuyên gia đàn áp nổi dậy của phát xít Đức đã được Pháp sử dụng để chống lại quân đội Việt Minh. Lính viễn chinh người Đức tham gia đông đảo và có vai trò lớn trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Đây là một thực tế mà chính quyền Pháp đã giữ im lặng trong một thời gian dài.


Name:  A1.jpg
Views: 351
Size:  34.4 KB


Tại Điện Biên Phủ, lực lượng viễn chinh - còn gọi là lính « lê dương » - nằm ở tuyến đầu, trong đó binh sĩ Đức là xương sống của các đơn vị. Hàng trăm binh sĩ Đức đã thiệt mạng trong các trận chiến, hay trong thời gian bị bắt làm tù binh.

Nhà sử học trẻ Pierre Thoumelin, tác giả cuốn « Kẻ thù có ích » (L’ennemi utile) (Nxb Schneider Text), nhấn mạnh lính Đức « đã có mặt đông đảo trong trận chiến này, có đơn vị, tới 80% là binh sĩ Đức ». Khoảng 1.200 đến 1.300 người Đức đã tham chiến tại Điện Biên Phủ, trong tổng số hơn 15.000 binh sĩ quân đội Pháp.

Đây là một mẫu nón do Angkor mới sưu tầm được.

Name:  A2.jpg
Views: 316
Size:  26.6 KB

Name:  A3.jpg
Views: 302
Size:  22.6 KB

Name:  A4.jpg
Views: 295
Size:  28.6 KB

Name:  A5.jpg
Views: 296
Size:  32.3 KB

Trong thời gian chiến tranh Đông Dương, trong số khoảng 11.000 lính lê dương tử trận, có 3.000 lính Đức. Các lính Đức được tuyển mộ trong các trại tù binh, trong và sau khi Thế chiến Hai 1945 kết thúc. Việc tuyển mộ đã bắt đầu ngay từ năm 1943, tại các trại tù binh ở Bắc Phi. Điều ít người hình dung được vào lúc đó, chính quyền Pháp đã tuyển mộ được rất nhiều binh sĩ thuộc các quốc gia thua trận. Ngoài người Đức, còn có người Ý, người Áo hay người Hungary.

Tại sao có nhiều lính Đức tham chiến tại Điện Biên Phủ ?

Điều dễ hiểu là việc thiếu người Pháp đăng ký tình nguyện sang Đông Dương chiến đấu, được thay thế bằng đội quân viễn chính chuyên nghiệp và các nhóm binh sĩ Châu Phi.

Các cựu quân nhân Đức là các chiến binh dày dạn, có tuổi đời cao hơn tuổi trung bình của đội quân lê dương. Một số người đã tham gia chiến tranh từ năm 1939. Một số cựu binh Đức từng tham gia lực lượng chống nổi dậy tại vùng Balkan (Châu Âu). Nhiều cựu binh nhảy dù đã được làm nên bộ khung của các đơn vị đặc nhiệm trong lực lượng viễn chinh Pháp. Tuy nhiên, cũng theo cuốn sách của Pierre Thoumelin, đầu quân vào lính lê dương, còn có « nhiều thanh niên Đức thất nghiệp, trong một đất nước hoang tàn » sau chiến tranh.

Theo nhà sử học Pierre Thoumelin, khoảng 10% cựu binh Đức đầu quân vào lính lê dương, là thành viên tích cực trong lực lượng SS (của Đức Quốc xã) hay có một quá khứ tội ác.

Chính quyền Pháp có thái độ dè dặt về hồ sơ tuyển mộ các cựu binh của chế độ Đức quốc xã. Tuy nhiên, đảng Cộng sản Pháp – vốn phản đối quyết liệt chiến tranh thực dân – liên tục tố cáo việc lực lượng viễn chinh Pháp là nơi ẩn náu của các phần tử nazi cũ, đặc biệt là tại Điện Biên Phủ.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân đội Việt Minh thường dùng loa kêu gọi lính Đức đào ngũ và hứa đưa họ trở về nhà, về Đông Đức. Một số hàng binh Đức trở thành các chỉ huy trong quân đội Việt Minh, hay tham gia vào các hoạt động gọi hàng các chiến binh trong quân đội Pháp. Nhà sử học Pierre Thoumelin cũng ghi nhận : « Sau Điện Biên Phủ, lính Đức được đưa vào các trại riêng. Việt Minh muốn đối xử với họ khác, nhằm giáo dục lại họ về chính trị ».

( Theo tin tu RF)
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (27-05-2014), HanParis (23-05-2014), Mai Hoàng Huy (24-05-2014), manh thuong (23-05-2014), Ng.H.Thanh (23-05-2014), Poetry (22-05-2014)