Ðề Tài: Kinh Dịch
Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 22-02-2008, 22:58
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định Kinh Dịch

Kinh Dịch


Name:  mcpb097.jpg
Views: 1564
Size:  21.1 KB



Kinh Dịch là bộ sách kinh điển rất lâu đời của người Trung Hoa mà đến nay người ta vẫn chưa biết rõ nguồn gốc, tuy đã có truyền thuyết là nó có nguồn từ các dân tộc Bách Việt vào thời các vị vua thời Thần nông. Kinh Dịch là một hệ thống tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua sự đối kháng và thay đổi .Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển theo bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Trung Hoa và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung hoa, nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh v.v. (người ta gọi là diễn dịch).


Name:  mcp1178kb.jpg
Views: 1384
Size:  35.2 KB



Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy . Theo thuyết này thì ông là một nhà văn hóa, một trong những người cai trị Trung Hoa sớm nhất , được cho người sáng tạo ra bát quái là tổ hợp của ba hào. Vào thời gian vua Vũ nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ , được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn còn gọi là Liên Sơn Dịch. Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (núi), với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên Thiên Bát Quái.





Name:  mcp1243kb.jpg
Views: 3134
Size:  41.1 KB



Sau khi nhà Hạ bị thay thế bởi nhà Thương, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo thành Quy Tàng còn gọi là Quy Tàng Dịch), và quẻ Thuần Khôn trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là thoán hay soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn (trời) biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Thoán Từ và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Hậu Thiên Bát Quái ra đời.





Name:  mcp1287kb.jpg
Views: 1299
Size:  53.0 KB




Khi vua Vũ Vương nhà Chu (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán tạo ra Hào Từ , để giải thích dễ hiểu hơn ý nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu .



Name:  mcp1312kb.jpg
Views: 1238
Size:  39.5 KB



Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc , Khổng Tử đã viết Thập Dực , để chú giải Kinh Dịch. Vào thời Hán Vũ Đế của nhà Tây Hán , Thập Dực được gọi là Dịch truyện , và cùng với Kinh Dịch nó tạo thành Chu Dịch. Những đoạn thêm vào sau này của Chu Dịch chỉ đơn thuần là phần giải thích vì ý nghĩa của các quẻ Kinh Dịch quá thâm thúy.



Name:  mcpb107.jpg
Views: 1291
Size:  28.7 KB



Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện trong những năm 1970 các ngôi mộ cổ còn gần như nguyên vẹn từ thời nhà Hán ở Mã Vương Đôi gần Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Một trong các ngôi mộ chứa bản Kinh Dịch gần như còn hoàn hảo vào khoảng thế kỷ 2 TCN, Đạo Đức Kinh và các tác phẩm khác, nói chung rất giống với những bản còn tồn tại đến ngày nay tuy có một số sai biệt đáng kể.



Name:  mcpb114.jpg
Views: 1182
Size:  33.4 KB



Văn bản trong ngôi mộ cổ bao gồm cả những chú giải bổ sung của Kinh Dịch mà trước đây người ta không được biết và có vẻ như được viết ra (như người ta vẫn gán cho) bởi Khổng Tử. Mọi văn bản trong ngôi mộ ở Mã Vương Đôi là sớm hơn vài thế kỷ so với các bản sớm nhất được công nhận.




Name:  mcpb119.jpg
Views: 1157
Size:  22.8 KB



Khi nói về sự tiến hóa của Kinh Dịch các nhà khoa học nghiêng về xu hướng hiện đại cho rằng đây là điều quan trọng để phân biệt giữa văn bản của Kinh Dịch truyền thống và văn bản giống như Kinh Dịch (mà theo họ là sai niên đại), nằm trong những chú giải được thần thánh hóa suốt hàng thế kỷ cùng với chủ thể của chúng, và các nghiên cứu lịch sử gần đây nhất còn nhận được hỗ trợ bởi các phê phán của các nhà ngôn ngữ học hiện đại và khảo cổ học. Nhiều người cho rằng các văn bản này không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau, nhưng nhiều nhà khoa học hiện đại nghi ngờ về sự tồn tại thật sự của Phục Hi cũng như cho rằng Khổng Tử không làm gì cho Kinh Dịch cả.






Name:  mcpb0611.jpg
Views: 1264
Size:  39.5 KB



Một số học giả khác cho rằng đồ hình của Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn minh Thần Nông (ở phía nam sông Dương Tử) mà sau này người Hoa Hạ đã học tập và phát triển lên. Luận cứ của họ không phải là không có cơ sở khoa học khi mà một số tên quẻ cũng như diễn giải quẻ của người Trung Quốc từ xưa tới nay đôi khi còn rất mơ hồ.




Name:  mcpb0611a.jpg
Views: 1164
Size:  34.6 KB
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
cdtung_hp (27-03-2015), manh thuong (07-01-2009)