Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 13-11-2014, 03:48
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài
"Vườn Bờ-rô, có lẽ là phiên âm theo préau (tiếng Pháp, nghĩa là "sân lát gạch")"

Cụ Vương Hồng Sểnh trong quyển "Sài gòn năm xưa" có đề cập:

" Về vườn Tao Đàn, danh từ Pháp xưa gọi “vườn Bồ rô”. Nội cái tên Tây này, thú thật tôi cũng không rõ điển tích rành rẽ. Có người cắt nghĩa chỗ ấy xưa có làm một cái “préau” (sân chơi trường học hay tu viện) hoặc “bureau” (văn phòng) gì đó, cho nên dân ta dựa theo bèn chế ra danh từ “Bờ Rô” để gọi làm vậy. Thiết tưởng thà tôi chịu dốt, mặc người cười, còn hơn lòe các học hữu và nhóm thanh niên bằng một cách giải nghĩa gượng ép và không căn cứ. Tiếc cho một di tích vừa hơn trăm năm mà đã phai mờ trong trí nhớ của người trong nước. Riêng theo tài liệu của ông giáo Trần Văn Xường, do ông Lê Ngọc Trụ thuật lại, thì “Bờ Rô” có lẽ do “Moreau” ta đọc trại đi, và cứ theo ông Xường “Moreau” là tên của người quản thủ Pháp đầu tiên được cắt chăm nom vườn này. Dẫu thế nào, theo tôi danh từ “Bờ Rô” chưa được diễn giải một cách ổn thỏa. Nhưng dầu chi đi nữa, ta không nên cắt nghĩa càn bừa. "
Trích dẫn:
Nguyên khu đất này thuộc khuôn viên Dinh Toàn quyền của Pháp. Năm 1869 người Pháp cho xây con đường Miss Clavell tách khu vườn khỏi Dinh. Ba mặt còn lại là rue Chasseloup-Laubat phía bắc, rue Verdun phía tây, và rue Taberd phía nam. Khu vườn chính thức mang tên “Jardin de la Ville” nhưng người Việt quen gọi đó là “Vườn Ông Thượng” hay “Vườn Bờ-rô”, có lẽ là phiên âm préau tiếng Pháp nghĩa là “sân lát gạch.”
Tiếp theo thành phố xây dựng thêm cơ sở trong khu vườn cho Hội Hiếu nhạc (Société philharmonique) năm 1896, Hội Tam Điểm (Franc-maçonnerie) năm 1897, và Câu lạc bộ Thể thao (Cercle Sportif Saigonais) năm 1902 gồm sân đá banh (túc cầu hay bóng đá), hồ bơi, và sân quần vợt. Sân đá banh đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội banh ngoại quốc đến đấu.
Năm 1926 ở góc đường Chasseloup-Laubat và Verdun chính phủ lại xây thêm Viện Dục nhi (Institut de puériculture).
Sau khi người Pháp rút lui Dinh Toàn quyền trở thành phủ Tổng thống và tên vườn đổi là “Vườn Tao Đàn.” Bốn con đường chung quanh cũng đổi tên thành đường Huyền Trân Công chúa, Hồng Thập tự, Lê Văn Duyệt, và Nguyễn Du. Viện Dục nhi thì được dùng làm Bộ Y tế thời VNCH. Vườn vẫn giữ là công viên chính của thành phố.

Cám ơn bác Va. Có lẽ nguồn từ cụ Vương Hồng Sễn (Sài Gòn Năm Xưa) là chuẩn nhất. Khi xưa gia đình tôi từng sống gần chợ Vườn Chuối qua nhiều thập niên hay nghe nói đến địa danh Vườn Bờ Rô. Tôi cứ tưởng là do chữ Peugeot, hiệu xe của Pháp từ đầu TK 20 mà ra. Tôi cũng nghe nói tới địa danh Vườn Ông Thượng. Trước 1975, với các bạn Pháp chúng tôi hay vào Cercle Sportif xem Đầm đâm tí , một phần của Vườn Bờ Rô.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 13-11-2014, lúc 03:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (17-11-2014), HuyNguyen (13-11-2014), manh thuong (13-11-2014), Tien (13-11-2014)