Xem riêng 01 Bài
  #41  
Cũ 24-05-2013, 07:52
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Va tìm trên mạng thấy có sắc lệnh Sè 231 NGµY 18 TH¸NG 7 N¨M 1947 chứ không phải 234


Liên khu V, chủ yếu là 4 tỉnh tự do (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên).Do cuộc chiến khốc liệt, Pháp chiếm đóng và kiểm soát gắt gao, miền Bắc khó liên lạc với miền Trung và miền Nam nên từ năm 1947, Chính phủ ra sắc lệnh 234/SL ngày 18/07/1947, cho phép chính quyền miền Nam Trung Bộ (Liên khu V) được phép in và phát hành Tín phiếu địa phương, và có tên gọi là cơ quan Ấn Loát Tài Chính Trung Bộ (1946 - 1952), địa điểm In là thôn Xà Nai, xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.Liên khu uỷ V giao cho hoạ sĩ Hoàng Kiệt vẽ mẫu Tín Phiếu.Buổi đầu khu uỷ vẽ mẫu và in lạoi Tín Phiếu có giá trị cao là 500đ và 1000đ,nhằm sử dụng để thu hồi nhanh đồng bạc Đông Dương đang lưu hành ở trong nhân dân.Lúc đầu chưa làm được giấy nên tín phiếu được in trên giấy thếp học sinh và mực in là bột màu pha dầu rái, với lại in bằng thủ công nên mỗi lần pha chế rất khó đồng màu, vì vậy tín phiếu giai đoạn đầu có rất nhiều loại màu khác nhau.Khởi đầu, Liên khu uỷ quan niệm tín phiếu chỉ là 1 loại giấy vay nợ của chính quyền đối với nhân dân nên đích thân ông Nguyễn Duy Trinh (Chủ tịch UBKCHC Liên Khu V) đích thân ký.Sau thấy nhiều trở ngại nên khi chế bản in thì khắc luôn chữ ký để in cùng lúc.Năm 1950, trong khi in tín phiếu có xả ra xung đột giữa bà con người kinh và người Thượng ở Sơn Hà nên nhà in được chuyển về xã Trà Lâm, huyện Trà Bổng (thuộc Bình Sơn - Quảng Ngãi).Tại đây, cơ sở được trang bị thêm 8 máy in và các vật tư thiết bị khác nên các tín phiếu được in ra ngày càng nhiều và càng đẹp hơn đủ để phục vụ nhu cầu kháng chiến trong liên khu.Cũng trong thời gian này liên khu uỷ và liên khu V đã tổ chức được 1 xưởng giấy riêng trên cơ sở mua lại xưởng giấy Nghĩa Hiệp, xưởng có máy móc và tín phiếu mà không còn dùng đến giấy thếp học sinh nữa.

Để đảm bảo an toàn khi chiến tranh ngày càng mở rộng, cơ quan in tín phiếu Liên Khu V quyết định chia thành 2 bộ phận.Một đóng lại Quảng Ngãi và một bộ phận chuyển vào Bình Định, đóng ở huyện An Lão và Hoài An.Tín phiếu miền Trung có nhiều loại: 1đ, 5đ, 20đ, 50đ, 100đ, 500đ và 1000đ...
Có mẫu in đi in lại nhiều lần hoặc in nơi khác nên có phần khác nhau về hình vẽ.Giấy in đa số là giấy nội hoá có hình chìm.Ngoài ra cũng có 1 số loại lúc đầu được in bằng giấy thếp học sinh không có hình chìm.Các tín phiếu được ông Phạm Văn Đồng, đại diện chính phủ Trung Ương ở Liên Khu V và ông Nguyễn Duy Trinh. Chủ tịch Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Liên Khu V ký.

Tháng 7/1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, việc in Tín phiếu cũng kết thúc (tổng số Tín Phiếu đươc phát hành tại Liên Khu V đến năm 1954 là 43.764.519.262 đồng. được thực hiện chủ trương thu hồi tín phiếu và đổi lại bạc Đông Dương cho nhân dân theo hối xuất tuỳ theo vùng: từ 150đ đến 600đ tín phiếu lấy 1đ Đông Dương mới.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (15-06-2014), BoZoo (24-05-2013), dammanh (25-05-2013), Dat_stamp (24-05-2013), Poetry (24-05-2013), The smaller dragon (24-05-2013), ThinhVuongVu (25-05-2013), Tien (24-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)