Xem riêng 01 Bài
  #32  
Cũ 29-01-2012, 09:28
hinh_hy's Avatar
hinh_hy hinh_hy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 14-01-2008
Bài Viết : 256
Cảm ơn: 349
Đã được cảm ơn 1,367 lần trong 257 Bài
Mặc định

chào bạn tango nhớ nâu không vào VS ngồi nâu như hôm nay có mấy vấn đề bạn nói mình chưa thấy được chuẩn lắm thứ 1 là về nhân vật LS hoàng hoa Thám tức Đê Thám xin trích ra đây theo nguồn của wikipedia
Hoàng Hoa Thám hồi còn bé tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; sau di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang). Cha là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh. Sinh thời, cha mẹ ông đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả hai đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn Nùng Văn Vân ở Sơn Tây
Nếu Hưng Yên chưa có nhân vật đặc trưng thì nhân vật LS Hoàng Hoa Thám này sao có thể đặc trưng cho Bắc Giang được
Còn đây nhân vật này của Hưng Yên sao lại không được đặc trưng cho lắm nhỉ:
Năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó, ông vào hoạt động tại Sài Gòn và là cấp dưới trực tiếp của Bí thư Sài Gòn thời kì này - bà Nguyễn Thị Minh Khai.
Năm 1939, ông tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Sài Gòn, sau đó được Đảng điều ra Trung Kỳ để lập lại Xứ ủy Trung kỳ.

Năm 1941, ông bị bắt ở Vinh, bị kết án 5 năm tù và bị đày ra Côn Đảo lần thứ hai.

Đến năm 1945, ông hoạt động ở miền Tây Nam Bộ, sau đó ở Sài Gòn - Chợ Lớn với cương vị Bí thư Thành ủy, Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định.

Năm 1947, Nguyễn Văn Linh là Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, đến 1949 là Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ.

Từ 1955 tới 1960, ông là Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn-Gia Định.

Từ 1957 đến 1960, ông là Quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ.

Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm Phó Bí thư (1961 - 1964), rồi Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Ông có những đóng góp không nhỏ đối với phe Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc chiến tranh Việt Nam. [2]

Năm 1976, làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội Đảng lần thứ IV ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, giữ chức Trưởng ban Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến 1980.

Trước Đại hội Đảng lần thứ V, Nguyễn Văn Linh xin rút ra khỏi Bộ Chính trị, trở lại làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1981), thay ông Võ Văn Kiệt ra trung ương. Về sau, ông giải thích với ông Võ Trần Chí: "Bởi vì mình thấy các anh ấy không muốn mình ở đó nên mình xin rút..."[3]. Ông trở thành một nhân vật quan trọng trong lịch sử của thành phố này. [4]

Tháng 6 năm 1986, sau khi Lê Duẩn mất, Trường Chinh làm quyền Tổng bí thư, ông được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư. Gần cuối nhiệm kỳ V, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.

Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, kiêm chức Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1987). Từ đây bắt đầu thời kỳ Đổi Mới và Cởi Mở của Việt Nam.

Sau một nhiệm kỳ Tổng Bí thư (1986-1991), ông cương quyết rút lui không ra ứng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo, dù nhiều người muốn ông làm thành viên của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI kết thúc vào năm 1991. Ông nói “dù không còn ở trong Trung ương nữa, nhưng với trách nhiệm là người đảng viên, tôi xin cố gắng cống hiến sự hiểu biết và kinh nghiệm nhỏ bé của mình cho cách mạng, cho Đảng cho đến hơi thở cuối cùng”. [5] Tại các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) và lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996), ông được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương.

Ông là đại biểu Quốc hội khóa VIII.
Name:  tong bi thu nguyen Van linh.jpg
Views: 463
Size:  35.1 KB
Mong bạn xem xét lại thêm ở trên 1 vài bộ tem khác,sắp tới Vũ Trọng Phụng 1người con của làng Hảo - yên Mỹ - HY cũng sẽ được lên tem

Bài được hinh_hy sửa đổi lần cuối vào ngày 29-01-2012, lúc 09:34
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hinh_hy vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (29-01-2012), Dat_stamp (29-01-2012), hat_de (29-01-2012), manh thuong (29-01-2012), nino huynh (29-01-2012), Poetry (29-01-2012), quaden@_cute (29-01-2012), Tango (01-02-2012)