Ðề Tài: Thiên Mụ Tự
Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 06-02-2009, 10:12
blackcobra blackcobra vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-12-2007
Bài Viết : 35
Cảm ơn: 15
Đã được cảm ơn 115 lần trong 30 Bài
Mặc định Thiên Mụ Tự

CHÙA THIÊN MỤ
天姥寺

GIÓ ĐƯA CÀNH TRÚC LA ĐÀ
TIẾNG CHUÔNG THIÊN MỤ CANH GÀ THỌ XƯƠNG
MỊT MÙ KHÓI TỎA NGHÀN HƯƠNG
NHỊP CHÀY YÊN BÁI MẶT GƯƠNG TÂY HỒ
Name:  canh chua.jpg
Views: 1925
Size:  160.4 KB

Có khá nhiều câu chuyện huyền thoại liên quan đến việc hình thành nên chùa Thiên Mụ, một trong những chuyện ấy kể rằng, từ xa xưa dân chúng địa phương thường thấy một bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên ngọn đồi mà chùa tọa lạc ngày nay và nói “ Rồi sẽ có vị chân chúa đến đây lập chùa để tụ long khí cho bền long mạch” rồi biến mất. Từ đó ngọn đồi được đặt tên là Thiên Mụ Sơn. Sau khi vào trấn Thuận Hóa chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613) một lấn đi qua đây chơi nghe kể chuyện, liền tự nhận mình là vị chân chúa ấy nên cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ Tự vào năm 1601.
Cuối năm 1695 hòa thượng Thích Đại Sán tự Thạch Liêm ở Quảng Đông Trung Quốc được chúa Nguyễn Phúc Chu mời qua hoằng dương chánh pháp tại đây làm cho chùa càng trở nên nổi tiếng.
Năm 1710 chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc Đại Hồng Chung và viết một bài ký để khắc vào chuông
Name:  phap-khi-3[1].jpg
Views: 1070
Size:  8.9 KB

Đại Hồng Chung là một quả chuông đồng cao 2,5m đưiờng kính 1,4m nặng 3285 cân. Mặt trên quả chuông có khắc 8 chữ “THỌ”, ở giữa thân chuông chia làm 4 khoảng, khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an” và chạm nổi những hình ảnh Long - Vân - Nhật - Tinh, ở phần dưới khắc hình Bát Quái và Thủy Ba.Tương truyền trong ngày rằm Phật đản, chú nguyện đúc chuông có hàng trăm quan viên Phật tử đến quy y, thọ giới đã phát tâm thả vào vạc đồng sôi rất nhiều vật quý giá... bằng một niềm tin bất hoại.
Khi chuông được đánh lên, tiếng chuông vang xa và thổi vào lòng người một sự linh thiêng nhưng gần gũi, xóa tan đi mọi sự trần tục trong tâm can mỗi người, tiếng chuông làm thức tĩnh vạn vật, giúp cho mọi người cảm thấy được sự bình an trong cuộc sống........
Chính vì vậy chiếc chuông đã mang trong mình cả những giá trị tâm linh và một hàm lượng hợp kim đặc biệt tạo nên âm thanh ngân nga siêu thoát.Trong bài minh, có đoạn:
Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên...
(Một trăm lẻ tám tiếng chuông tiêu tan trăm nỗi oan kết muộn phiền
Ba ngàn thế giới tỉnh ba duyên...”
(ngộ lý duyên khởi của nhà Phật).
Chuông này hiện nay chỉ được đặt như một pháp khí của chùa mà không đánh. Còn chiếc chuông đang làm nhiệm vụ giữ nhịp thời gian của “tiếng chuông Thiên Mụ” hiện nay được đúc vào năm Gia Long thứ 14 (1815), đặt trên lầu chuông bên trái cổng Tam Quan, để đi vào điện Đại Hùng. Trong thời đại phong kiến, người đánh chuông chùa Thiên Mụ do Tăng cang (chức danh do triều đình phê chuẩn) của chùa phân công. Kế tục hạnh nguyện và giữ hồn cho tiếng chuông Thiên Mụ hiện nay là các nhà sư trẻ đang tu học tại chùa. Thượng tọa Thích Trí Tựu cho biết từ xưa đến nay, chuông chùa vẫn được đánh mỗi ngày hai thời (hai lần), vào lúc 19 giờ 30 và 3 giờ 30 sáng. Mỗi lần đánh trong thời gian một tiếng đồng hồ (60 phút) bằng 108 tiếng chuông để xóa đi 108 nỗi phiền muộn trong thế gian. Theo giáo lý nhà Phật, chúng sinh trong tam giới (gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới) đều có chung bát khổ (sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ, oán tằn hội, ái biệt ly khổ và cầu bất đắc khổ). Từ căn bản của 8 điều khổ sẽ dẫn đến 108 nỗi phiền não được chia nhỏ theo trạng thái tâm lý và tình cảm. Trong mỗi tiếng chuông của người thiền giả đều mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ.
Công phu gõ chuông Thiên Mụ
Cái khó của việc gõ chuông Thiên Mụ là không phải bất kỳ ai cũng làm được. Tiếng chuông đầu tiên phải cất lên đúng vào lúc 3 giờ 30 mỗi sáng, đều đặn trong một tiếng đồng hồ và phải đủ 108 dùi (lần gõ). Với người tu luyện chưa có đủ công phu thì chắc chắn sẽ không làm chủ được bản thân để mỗi sáng thức dậy đúng và đủ thời gian để đánh đủ 108 tiếng chuông trong thời gian 60 phút mà không phải canh đồng hồ hay dùng bất cứ phương pháp nào để giữ nhịp. Mỗi sáng sau khi thức dậy tĩnh tọa hành thiền, người đánh chuông bước xuống khỏi thiền sàn và đi trong bước chân thiền từ tăng phòng đến tháp chuông, đánh tiếng đầu tiên đúng vào lúc 3 giờ 30, không được sai lệch. Giai thoại thiền môn kể rằng, cố hòa thượng Thích Đôn Hậu là một thiền sư gắn liền nhiều nhất với hạnh nguyện đánh chuông. Lúc sinh thời, những khi còn khỏe, hòa thượng vẫn thường thức dậy đánh chuông hằng đêm và tiếng chuông của ngài có âm thanh vang vọng thanh thoát một cách lạ thường. Những người cao niên ở các làng xung quanh khu vực chùa Thiên Mụ như Nguyệt Biều, An Ninh Thượng, Long Hồ, Ngọc Hồ, Lựu Bảo, Xuân Hoa... cho biết, khi nào hòa thượng đi vắng hay đau ốm là biết liền. Bởi tiếng chuông được người khác thay thế là biết ngay; âm sắc và nhịp điệu của tiếng chuông sẽ khác hẳn. Tiếng chuông Thiên Mụ ngoài âm sắc của tiếng đồng được chế tác bằng một kỹ thuật đúc truyền thống hoàn hảo, nó được vang xa nhờ vào vị trí đặt chuông trên đồi cao, lại có dòng sông Hương trải dài như một chất dẫn truyền tự nhiên huyền diệu... Nhưng trên tất cả những yếu tố ấy còn có ẩn chứáa một âm sắc vi diệu khó diễn đạt từ chính công phu thiền định và hạnh nguyện từ bi được chuyển tải trong mỗi tiếng chuông của người hành đạo.
Ngày nay, trước hàng vạn tạp âm của nhịp sống đô thị, tiếng chuông Thiên Mụ hằng đêm vẫn giữ nhịp thời gian, gửi vào trần thế tiếng thiền vi diệu.........
Chúa còn cho người qua Trung Quốc thỉnh hơn 1000 bộ kinh sách Phật Giáo về tàng trữ ở chùa. Năm 1844 để kỷ niệm bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu - vợ vua Gia Long thọ 80 tuổi vua Thiệu Trị cử người xây tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyện, dựng 2 tấm bia ghi chép thơ văn nhà vua.
Name:  413px-Thienmu[1].jpg
Views: 1373
Size:  128.2 KB
Tháp Phước Duyên hay còn gọi là Phước Duyên Bửu Tháp là một cái tháp hình bát giát cao 7 tầng (21m) dưới lớn trên nhỏ. Số 7 là con số linh của đạo Phật. Hệ thống bậc cấp trước chùa cũng tính theo số 7. Trong tháp có hệ thống bậc thang xây cuốn từ dưới lên trên. Phải nói rằng Bảo Tháp chính là điểm nổi bật nhất của kiến trúc chùa Thiên Mụ. Bảo tháp uy nghi vững chãi qua biết bao biến cố lịch sử, thiên tai vẫn lừng lững in bóng xuống dòng sông Hương trong xanh thơ mộng làm cho cảnh trí nơi đây hài hòa một cách độc đáo giữa kiến trúc do con nguời xây dựng và không gian thiên nhiên tự bao đời.......
Name:  hue-thienmu[1].jpg
Views: 1040
Size:  16.8 KB

Ngày nay, trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời
Nói đến vị trí ngôi chùa thì Thiên Mụ Tự được lồng vào trong một ngoại cảnh thiên nhiên nên thơ tĩnh mịch. Nó thích hợp với Phật tích ở chỗ vừa cách biệt với những sinh hoạt tục lụy của thế nhân nhưng lại gần gủi đối với những người con Phật mộ đạo ở chốn thị thành cách đó chưa đầy 4km. Ngọn đồi quật khởi giữa quảng đất bằng, được nâng lên thêm bởi ngọn tháp Phước Duyên uy nghi cao cả, dòng sông Hương thanh khiết uốn khúc trước chùa như để rửa sạch bụi đời cho tâm hồn và thể xác những người hướng đến và tìm về đạo pháp..........
Name:  bong-sen-banh-xe2_370[1].jpg
Views: 894
Size:  8.5 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn blackcobra vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (05-09-2010), hat_de (06-02-2009), huuhuetran (06-02-2009), kuro_shiro (06-02-2009), manh thuong (06-02-2009), Ng.H.Thanh (05-09-2010), quaden@_cute (01-09-2010), The smaller dragon (01-09-2010), Tien (01-09-2010), zodiac (06-02-2009)