Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 03-11-2011, 15:16
Dat_stamp's Avatar
Dat_stamp Dat_stamp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-03-2011
Đến từ: Núi Sập - An Giang
Bài Viết : 721
Cảm ơn: 31,361
Đã được cảm ơn 4,335 lần trong 709 Bài
Mặc định

Cuộc Khởi Nghĩa Bà Triệu

Trước sự bóc lột tàn bạo của bọn quan lại nhà Ngô, Bà Triệu đã cùng Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh quận Cửu Chân. Trong một trận giao chiến với giặc, Triệu Quốc Đạt bị tử trận, quân sĩ đã tôn Bà lên làm chủ soái lãnh đạo nghĩa quân.
Sau một thời gian chuẩn bị, Bà Triệu cùng nghĩa quân đã vượt sông Chu đến rừng núi Nưa (Nông Cống, Triệu Sơn ngày nay) để lập căn cứ, tập hợp lực lượng, chuẩn bị lương thảo, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động xuống miền đồng bằng. Dưới ngọn cờ cứu nước của Bà Triệu, nhân dân khắp huyện Cửu Chân một lòng ủng hộ, nô nức tham gia nghĩa quân. Trong nhân dân ta còn lưu truyền câu ca dao nói lên lòng tôn kính và sự ủng hộ của nhân dân đối với Bà Triệu:


Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
Nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Bà Triệu đã đủ mạnh để tấn công thành Tư Phố – trụ sở đầu não của chính quyền đô hộ ở Cửu Chân. Lúc này cũng là thời kỳ mà phong trào đấu tranh của nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân đã diễn ra hết sức sôi nổi. Tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy của anh em họ Lý ở Bồ Điền (Triệu Lộc – Hậu Lộc). Đó là thời cơ thuận lợi để Bà Triệu có thể giải phóng hoàn toàn Châu Giao.
Đầu năm 248 từ núi rừng Ngàn Nưa, nghĩa quân Bà Triệu tấn công thành Tư Phố và đã mau chóng giành thắng lợi trọn vẹn. Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng căn cứ địa. Về mặt quân sự, địa hình tự nhiên vùng Bồ Điền có đủ yếu tố để xây dựng một căn cứ thuận lợi cho cả “công” lẫn “thủ”. Từ đây có thể ngược sông Lèn, sông Âu ra sông Mã rút lên mạn Quân An (quê hương Bà Triệu), hoặc tới căn cứ núi Nưa lúc cần; lại có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch ở mặt này.
Dựa vào địa hình hiểm yếu ở Bồ Điền, Bà Triệu đã cùng anh em họ Lý chỉ huy nghĩa quân xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Thanh thế nghĩa quân ngày càng lớn, khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ nhân dân một lòng hưởng ứng công cuộc cứu nước của Bà Triệu. Các thành ấp của giặc Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Bọn quan lại nhà Ngô từ Thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng kế tiếp nhau kẻ bị giết, kẻ chạy trốn. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ và vào tận Cửu Đức, Nhật Nam. Thứ sử Châu Giao bị giết, bọn quan lại đô hộ ở Châu Giao hết sức hoảng sợ trước thanh thế và sức mạnh của nghĩa quân Bà Triệu. Sử nhà Ngô thú nhận: Năm 248 “toàn thể Châu Giao đều chấn động”.
Nhà Ngô lo sợ, phải phái viên danh tướng Lục Dận (cháu họ viên tướng Lục Tốn) làm thứ sử Châu Giao, đem thêm tám nghìn quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Lục Dận một mặt ra sức trấn áp nhân dân, mặt khác dùng thủ đoạn xảo quyệt đem của cải, tiền bạc lung lạc một số thủ lĩnh địa phương nhằm ổn định Giao Chỉ, tập trung lực lượng tấn công Cửu Chân.
Ổn định được Giao Chỉ, Lục Dận đã đem toàn bộ lực lượng tấn công Cửu Chân theo hai đường thủy: một mũi từ Tạc Khẩu qua hành lang Hoàng Cương – Chính Đại – Bạch Ác ngược sông Lèn vây bức phía bắc, mũi theo đường biển vòng qua sông Sung và Vích (cửa Lạch Trường) đánh vào phía Nam.
Nắm được mưu đồ của giặc, Bà Triệu cùng bộ chỉ huy nghĩa quân đã chủ động tung một lực lượng quan trọng xuôi sông Lèn rồi theo sông Đào tiến ra chặn đánh địch ở mạn Yên Mô - Ninh Bình. Suốt hai tháng ròng bị giặc Ngô vây hãm, nhưng căn cứ địa Bồ Điền vẫn đứng vững. Tại đây, nghĩa quân đã chiến đấu hơn ba mươi trận lớn nhỏ và đều thu được thắng lợi. Quân giặc đã phải gọi Bà Triệu là Nhụy Kiều tướng quân (vị nữ tướng yêu kiều) và Lệ Hải Bà Vương (Vua Bà ở vùng biển mỹ lệ), mỗi khi gặp Bà giặc Ngô đã phải khiếp sợ thốt lên:Hoành qua đường hổ dịĐối diện Bà Vương nan!”Múa ngang ngọn dáo chống hùm dễĐối mặt Vua Bà thực khó ghê!
Sau một thời gian vây hãm không thành, lại bị tiêu hao một lực lượng quan trọng và có nguy cơ thất bại, Lục Dận đã phải điều thêm binh, cử thêm tướng quyết tiêu diệt căn cứ nghĩa quân. Trong một trận chiến đấu ác liệt tại căn cứ Bồ Điền, Bà Triệu đã anh dũng hy sinh ở núi Tùng, đó là ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn – 248. Tưởng nhớ ân đức lớn lao của Bà Triệu, nhân dân đã lập đền thờ Bà ở núi Gai, xây lăng mộ Bà trên núi Tùng.



Đền Bà Triệu - Thanh Hóa
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại, nhưng đã để lại một dấu son sáng ngời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Dân tộc ta nói chung, Thanh Hóa nói riêng rất tự hào đã sản sinh ra vị nữ Anh hùng đã làm nên những chiến công rạng rỡ cho dân tộc. Tinh thần yêu nước, chí khí quật cường cùng sự hy sinh lẫm liệt của Bà Triệu không chỉ làm cho kẻ thù khiếp sợ mà còn là nguồn cổ vũ lớn lao đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự chủ của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.
__________________
Khưu Phát Đạt - CLB sưu tập tem trường THCS Thị Trấn Núi Sập
284 Nguyễn Huệ, Bắc Sơn,Thị Trấn Núi Sập, h.Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Số điện thoại: 01626433265
Email:khuudataz45@gmail.com
Chủ đề sưu tập:Động Vật Dưới Nước (chủ yếu là Cá)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Dat_stamp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (03-11-2011), Đinh Đức Tâm (03-11-2011), gia_nguyen_bao (03-11-2011), hat_de (03-11-2011), KTS (04-11-2011), manh thuong (03-11-2011), ROMANO (03-11-2011), temsong (03-11-2011), trangtranthanh (03-11-2011)