Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 24-02-2011, 19:34
theloveofsiam83's Avatar
theloveofsiam83 theloveofsiam83 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 02-05-2009
Đến từ: Long An
Bài Viết : 194
Cảm ơn: 223
Đã được cảm ơn 1,190 lần trong 209 Bài
Mặc định

Theo cách giải thích khá chi tiết của bài viết về vấn đề tại sao Việt Nam chọn con mèo mà không phải con thỏ, và bài viết còn có nhiều nghi vấn.

Thứ 1 :
Trích dẫn:
Xưa nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng 12 con giáp có xuất xứ từ Trung Hoa. Tuy nhiên, mới đây, trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ - nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông phát hiện ra nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam.
Là mâu thuẫn : thứ nhất Việc dùng Can Chi xuất hiện thời nhà Thương ( thế kỷ 17 đến thế kỷ 9 trước CN) Trung Quốc dùng hệ thống đánh dấu ngày tháng mà dấu tích còn để lại khá rõ nét trên giáp cốt văn ( văn bản khắc trên yếm rùa, xương thú ) được phát hiện tình cờ năm 1899 ( năm Quang Tự thứ 12 nhà Thanh)

Như vậy nếu nói nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam thì dựa trên nguồn gốc nào, trong khi đó, 12 con giáp của China xuất phát từ hệ Can Chi.
Mà Can là thập thiên can ( 10 thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh , Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và chi là thập nhị địa chi ( Tí sửu dần mẹo thìn tỵ ngọ mùi thân dậu tuất hợi) Phối hợp thiên can với địa chi tạo thành hệ thống 60 đơn vị được dùng để ghi ngày tháng năm - người Hoa gọi là Hoa Giáp hay Lục thập giáp tý ( 1) - như vậy con mão trong bảng địa chi là con Thỏ chứ không phái con mèo.

Mà trong khi đó, hệ Can Chi được người Việt dùng của Trung Hoa xưa nay.

Còn người Việt Nam của ta tại sao thay thỏ bằng mèo thì theo cách giải thích theo phân tích ngôn ngữ như trích dẫn này thì khó thuyết phục

Trích dẫn:
Tên 12 con giáp nếu đọc theo tiếng Bắc Kinh và bằng cách ghi theo phiên âm (pinyin): zi, chou, yín, măo, chén, sì, wè, wèi, shèn, yòu, xù, hài... hoàn toàn không liên hệ đến cách gọi tên 12 con giáp trong tiếng Trung Quốc hiện nay. Ngay cả khi phục hồi âm Trung Quốc thời Thượng Cổ thì vẫn không tương đồng với các cách gọi tên thú vật thời trước. Như vậy nếu có một dân tộc nào đó dùng tên 12 con thú tương tự như tên 12 con giáp ngày nay thì dân tộc đó phải có liên hệ rất khăng khít với nguồn gốc tên 12 con giáp này.

Từ điều này, khởi đầu cho việc nghiên cứu, ông Thông đi tìm nguyên do vì sao trong 12 con giáp của Trung Quốc, con Mèo bị thay bởi con Thỏ. Người Trung Quốc dùng Thỏ thay cho Mèo (biểu tượng của chi Mão/Mẹo) vì trong văn hóa người Trung Quốc, Thỏ là một loài vật rất quan trọng và thường được ghi bằng chữ tượng hình là Thố, giọng Bắc Kinh, là từ viết bằng bộ nhân không có từ để chỉ Mèo. Chỉ có người Việt mới dùng Mèo cho chi Mão: nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/báo... Vì thế mà Mèo cũng là loài vật hiện diện trong đời sống dân Việt thường xuyên hơn, điều này cũng thể hiện qua các thành ngữ, ca dao tục ngữ: Con Mèo mà trèo cây cau/Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà; Mèo mả gà đồng; Mèo nào cắn mỉu nào…
Triết lý âm dương vốn dĩ thấm sâu vào tâm trí người Việt và người Hoa. Tại sao người ta xếp con chuột lên đầu vì người xưa dựa vào số chân chẳn lẻ để sắp xếp thập nhị can chi - chẳn lẻ và âm dượng. Lệ thường các con vật dù có 2 chân hay 4 chân đều bằng nhau. Riêng con chuột thì chân trước có 4 ngón(chẳn), chân sau có 5 ngón(lẻ) - có âm có dương xứng đáng đứng vào Tí( mở đầu địa chi) . Tiếp theo là Sửu - trâu 4 ngón - chẳn, dần - hổ năm ngón-lẻ, Mão - thỏ - 4 ngón - chẵn, Thìn - rồng - năm ngón - lẻ, Tị - rắn - không ngón - chẳn, Thân - khỉ - năm ngón - lẻ, Dậu- gà - 4 ngón - chẳn, Tuất - chó - 5 ngón - lẻ, Hợi - lợn - 4 ngón - chẳn. Như vậy việc xen kẽ âm dương xen kẽ nhau tạo thành thế cân bằng - hài hòa.

Như vậy - 6 con vật - chó gà lợn dê trâu ngựa sáu loài vật gần gũi con người. Chúng béo khỏe, sinh đẻ nhiều, tượng trưng công việc làm ăn khấm khá, gia cảnh thịnh vương, hổ là mãnh thú, tương trưng cho uy thế, may mắn, tốt lành. Rắn tiểu long. Khỉ và thỏ vốn dĩ tinh khôn.

Còn lý do không có mèo trong bảng thập nhị can chi vì theo 3 nguyên nhân sau đây :

1. Chọn thỏ là vì theo gốc du mục ( người Hoa gốc du mục) - còn mèo thì gắn liền văn hóa nông nghiệp ( Việt Nam văn hóa nông nghiệp - mèo gắn liền với người nông dân). (2)

2. Thời Trung Hoa cổ xưa không nuôi mèo trong nhà, việc nuôi mèo chưa phổ biến tại Trung Quốc. Vì thập nhị can chi 12 con giáp xuất hiện từ thời Tây Hán tức là khoảng năm 202 - 220. Như vậy
Trích dẫn:
Chỉ có người Việt mới dùng Mèo cho chi Mão: nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/báo..
lúc đó chung ta chưa có chữ viết - tiếng Việt thì lấy đâu ra để biến âm - đồng âm hay thay bộ chữ mão thay cho thố bằng Mão - Mèo ? (3)

3. Theo người Hoa, nếu chọn con mèo thay cho thỏ như người Việt thì mèo sẽ ăn thịt chuột - mà chuột là con vật đứng đầu địa chi trong bảng Hoa Giáp trong bảng Thập Nhị Can Chi nên càng không thể là mèo.

Còn người Việt thì con thỏ không quan trọng bằng mèo nên dùng con mèo thay cho thỏ từ xưa đến nay. Như vậy 12 con giáp của người Hoa thiên về triết lý âm dương trừu tượng ( tâm linh - đạo giáo) còn người Việt 12 con giáp thiên về sự tồn tại - sự hữu ích.

Như thế xét thấy cách giải thích theo hệ can chi có phần hợp lý hơn.

Vài dòng mạo muội.


Chú thích :
1. Theo " Cơ sở văn hóa" Trần Ngọc Thêm.
2. 3 . Văn hóa Tinh Hoa văn hóa Phương Đông - NXB giáo dục.
__________________
Siam
[22/51 Tran Binh Trong Street, Ward 11, District 5.
Ho Chi Minh city]

Bài được theloveofsiam83 sửa đổi lần cuối vào ngày 25-02-2011, lúc 08:00
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn theloveofsiam83 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (24-02-2011), chienbinh (25-02-2011), Dat_stamp (15-01-2012), hat_de (24-02-2011), hoang.le (25-02-2011), LTT (24-02-2011), The smaller dragon (25-02-2011), tugiaban (25-02-2011), xihuan (25-02-2011)