Xem riêng 01 Bài
  #4  
Cũ 01-11-2008, 08:08
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài

mỗi con tem hay mỗi vật phẩm, với vẻ đẹp và tính quý hiếm khác nhau, như những nốt thăng nốt trầm .... nốt son ... nốt la ... tạo thành "nhạc phẩm"
nơi mà "nốt nhạc" nhảy phải là ... 5 dòng kẻ
[B][CENTER]
Mỗi phơi tem là 1 dòng kẻ 5 hàng
Mặc dù ko hiểu gì về âm nhạc cả nhưng mình thấy ví von như vầy cũng dễ hiểu. Và cách "hình tượng" bộ trưng bầy nầy là áp dụng cho thể loại trưng bày chuyên đề, loại 1 khung, còn 1 số loại khác khô khan và học thuật hơn có lẽ ví như vầy e hơi sến.

Cuốn tuần nghỉ ngơi nên cũng ko dám lý luận nhìu.

Khi bạn dàn dựng 1 bộ triển lãm, bạn đang tiến hành 1 hoạt động sáng tạo, như các nhạc sỹ viết nên nhạc phẩn của mình từ những nốt nhạc. Nếu 1 bản nhạc có những giai điệu, tiết tấu thì 1 bộ trưng bày tem chuyên đề cũng vậy. Mỗi phơi tem là 1 đơn vị cơ bản, 1 dòng 5 hàng kẻ cho bạn sáng tạo. 1 giai điệu trong nhạc phẩm có thể là 1 phơi, hoặc tập hợp 1 vài phơi (với những bộ lớn 5-8 khung). Từng đoạn từng đoạn một kết hợp thành tác phẩm hoàn chỉnh.
Và cũng như âm nhạc, đôi khi bạn có thể chơi điệp khúc, phần bạn có nhiều tem minh họa, phần muốn nhấn mạnh trong tác phẩm. 2 nốt nhạc liền kề mượt mà bóng bẩy, cũng như 2 con tem hài hòa với nhau .... nối đuôi cùng thể hiện 1 thông điệp nào đó.

Có thể ví sự trầm bổng với tính quý hiếm. Chúng ta có thể tạo điểm nhấn trong tác phẩm trưng bày bằng những mẫu tem quý hiếm độc đáo, như ve-ri-ete, spe... ko răng. Thay vì những tem thường chúng ta có thể dùng món độc đáo vậy để tăng hiệu quả truyền đạt. Như thế có những nốt vút cao trong giai điệu vậy.

Tuy nhiên cũng ko nên coi thường CTO, những con tem nầy thường có giá trị ko cao trong bộ sưu tầm. Nhưng trong tổng thể bộ trưng bày thì khác, nó có mối quan hệ nội dung với các tem xung quanh để diễn đạt ý nào đó. Và 1 khi nó ko thể thay thế thì sẽ là vô giá. Ở những điểm như vậy sẽ là rất vô duyên nếu đặt vào đó 1 mẫu tem cực quý hiếm xong nội dung lại khiên cưỡng khó ăn nhập. Nó như 1 nốt nhạt vống lên 1 cách dzô dziên vậy. Vì thế trong nhìu trường hợp bạn có thể yên tâm dùng nốt trầm nầy.

Trong 1 bộ TL giá trị con tem có thể thay đổi, bởi nó ko chỉ là giá sự sưu tầm đơn thuần có thể đo đếm trên các khía cạnh, quý hiếm, độc đáo .... mà còn thể hiện giá trị trong sự sáng tạo cung của toàn tác phẩm.

Khi người nhạc sĩ hoàn thiện tác phẩm của mình, họ có thể chơi đi chơi lại, chỉnh sửa nhiều điểm. Chúng ta ko phải những thiên tài như Mozart, Bach, hay Bét - thô - ven ... viết 1 phát ăn ngay. Vậy nên cứ bình tĩnh ... dàn dựng ... chỉnh sửa ... hoàn thiện dần.

Quá trình hoàn thiện "nhạc phẩm" tem thể hiện ở 2 khía cạnh:

- về chiều sâu: với 1 dung lượng có sẵn như 1 khung, hay 5 khung bạn có thể thay thế dần những mẫu quý hiếm, điều chỉnh lại nội dung, chỗ nào nên nhấn mạnh, chô nào nên "lướt phím nhẹ nhàng"...
- về chiều rộng: đó là quá trình nâng cấp dần từ 1 khung lên nhiều khung
ví dụ vừa rồi helicopter làm 1 khung "Trực thăng" nhưng từ giờ tới 2010 "nhạc sĩ tem - heli" có thể nâng cấp nó dần thành 4-5 khung
.....

có lẽ bàn về TL thì cả ngày ko hết mất ...cuối tuần nên thư giãn nhẹ nhàng ....

Hy vọng những ví von ngộ ngĩnh lãng mạn trên có thể giúp bạn hình dung ra quá trình dàn dựng và hoàn thiện 1 bộ TL.

Mong rằng ngày chúng ta càng có nhìu "nhạc sĩ tem" và những "nhạc phẩm" hoành tráng


Name:  nhac si tem !.JPG
Views: 473
Size:  21.8 KB

Ngày đầu tiên của tháng 11, ngày cuối của 1 tuần ... chúc những điều may mắn tới tất cả những trái tim tem
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hiepsitinhyeuvadaukho (09-04-2009), huuhuetran (01-11-2008), lantham_0072005 (28-01-2010), Sunny (20-03-2009), thang (16-08-2011), xihuan (27-11-2008)