Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 28-07-2019, 00:03
taiqn taiqn vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 19-07-2019
Bài Viết : 2
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 8 lần trong 2 Bài
Mặc định Mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc

Mặt nạ trong Kinh kịch Trung Quốc gọi là kiếm phổ. Mặt nạ trong Tuồng, Kinh kịch là loại mặt nạ được vẽ trực tiếp lên mặt người diễn, dựa trên các vở diễn.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của Kinh kịch. Qua mặt nạ khán giả có thể nhận dạnh được tính cách nhân vật. Màu sắc chính được dùng trong kiểm phổ là màu đỏ – tính cách trung thành nhất mực; màu trắng – tính cách gian trá, độc ác; màu xanh dương – tính cách kiên cường, dũng cảm; màu vàng – đại diện cho Thần Phật…

Dựa nhìn vào khuôn mặt là có thể biết ngay nhân vật đó trung hay nịnh, thiện hay ác, tốt hay xấu, nóng nảy, cộc cằn hay đức độ... Chiếc mặt nạ hóa trang mang tính tượng trưng cao, mang một vẻ đẹp riêng nhờ màu sắc thể hiện và bố cục các mảng nét.

Sự khác biệt giữa mặt nạ Tuồng Việt Nam với mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc:

Mặt nạ Tuồng Việt Nam chỉ dùng 6 màu. Các sắc màu trong mặt nạ Tuồng thường là màu nguyên chất, kết hợp với lối vẽ mềm mại vừa đủ với màu sắc chủ đạo của mặt nạ Tuồng truyền thống là 3 màu: đen - trắng - đỏ, cùng một số màu phụ như xanh, xám, vàng, lục.

Còn mặt nạ Kinh kịch vẽ tới 8 hay 10 màu hay nhiều hơn, sử dụng nhiều màu nguyên chất với màu sắc đen, đỏ, trắng, xanh, vàng, lục nhưng còn sử dụng thêm nhiều màu như màu lục, xanh dương, tím, nâu, vàng thư, vàng chanh, vàng đất...

Mặt nạ Kinh kịch có thể đánh bạt màu ra để dẫn màu, còn mặt nạ Tuồng không dẫn màu. Mặt nạ Tuồng màu sắc rõ ràng, minh bạch, tôn trọng luật âm dương tuần hoàn. Và mặt nạ Tuồng Việt Nam mang hình tượng cánh chim và đầu con chim biển. Còn mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc mang hình tượng đuôi cá, mang cá.

Những mặt, những nét sân khấu Tuồng Việt Nam giống/khác nhau với sân khấu Kinh kịch Trung Quốc:

- Về làn điệu hát, lý, âm hưởng của âm nhạc Tuồng khác với âm hưởng của âm nhạc Kinh kịch riêng biệt.

- Về phần phục trang áo mũ, xiêm y, cho đến cách vẽ mắt cũng khác nhau. Về vũ đạo giữa sân khấu Tuồng với sân khấu Kinh kịch cũng khác xa.

- Giống nhau về mặt diễn xuất. Cả hai bên đều chú trọng thể hiện hỷ, nộ, ái, ố, ai, dục, diễn sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng và tính cách nhân vật. Về mặt ngoại hình cũng có nhiều mặt giống nhau. Gồm các loại râu như: râu rìa liên tu, râu quắn ngắn, râu ba chòm, râu năm chòm... Những họa tiết trên áo và mão cũng giống nhau như: lưỡng long tranh châu và những con giao, con long gắn trên mão. Con rồng và thủy ba gợn sóng, đến cái mặt hổ phù, mặt quỉ thêu trên áo cũng đều giống nhau.

Xin giới thiệu một số bộ tem về mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc và mặt nạ Tuồng Việt Nam trong bộ sưu tập của tôi:

Mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc:

Name:  mat na 1.jpg
Views: 2657
Size:  88.8 KB
Bộ tem T45-1980 của Trung Quốc

Name:  mat na 1 fdc.jpg
Views: 2240
Size:  88.8 KB

Name:  mat na 2.jpg
Views: 2348
Size:  77.1 KB

Name:  mat na 3.jpg
Views: 2499
Size:  64.7 KB

Name:  mat na 4.jpg
Views: 2269
Size:  84.3 KB

Name:  mat na 5 macau.jpg
Views: 2558
Size:  75.6 KB

Name:  mat na 6 hk.jpg
Views: 2371
Size:  64.2 KB

Mặt nạ Tuồng Việt Nam:

Name:  mat na tuong 94.jpg
Views: 3278
Size:  84.1 KB

Name:  mat na tuong 99.jpg
Views: 2462
Size:  71.1 KB

Name:  mat na tuong 2000.jpg
Views: 2561
Size:  93.0 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn taiqn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (28-07-2019), chie (02-08-2019), hat_de (30-07-2019), Poetry (02-08-2019)