Ðề Tài: Đũa nhạc
Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 25-05-2009, 10:10
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định Đũa nhạc

Que chỉ huy của nhạc trưởng

~*~


(temvietnam.vn cập nhật lúc 19:36' 23/5/2009)
tác giả: bác Nguyễn Đoàn (dân tem VN hiếm ai ko biết bác nầy )

tiếc là bài viết mang tính liệt kê ...

Nguyên văn:


Chỉ huy là người khống chế và điều chỉnh dàn nhạc. Dàn nhạc có nhiều loại nhạc cụ, cần có động tác để đảm bảo tính chung, thống nhất của các loại nhạc cụ này, Hoặc âm cao, hoặc âm thấp, hoặc dừng lại, hoặc bắt đầu, chỉ có người nhạc trưởng mới làm được. Không khí của buổi diễn tấu âm nhạc nói chung phụ thuộc vào người nhạc trưởng. Cùng một nhạc khúc, ở mỗi nhạc trưởng khác nhau, phong cách thể hiện cũng khác nhau, thời gian diễn tấu dài ngắn cũng khác nhau. Nhạc trưởng james Levine đã nói: “Đũa chỉ huy của nhạc trưởng cũng là một thứ nhạc cụ”
Thời xa xưa, có nhiều cách chỉ huy dàn nhạc. Nhà Viôlông thế kỷ 17 J. Bahr 1652 -1678 nói: thời đại Hy Lạp, La Mã, Để chỉ huy dàn nhạc, có người dùng chân , có người dùng đầu, có người dùng một tay, có người dùng cả hai tay, có người dùng một tờ giấy cuộn tròn lại, có người dùng tay vỗ vào chiếc gậy gỗ. Một số cách chỉ huy trên, ngày nay vẫn con dùng. Ví dụ ở trên lớp học âm nhạc hoặc lúc Đoàn hợp xướng luyện tập, người chỉ huy có thể dùng cách gõ tay lên bàn.
Đặc điểm chung của giới nhạc trưởng là tuổi thọ cao, bình quân 75 tuổi trở lên. Điều này có thể do có quan hệ với loại vận động thân thể khi đứng trên bục chỉ huy dàn nhạc. Khi chỉ huy, động tác như múa của đôi tay, bản thân nó đã là một sự vận động. Thời gian biểu diễn một nhạc khúc, ít ra cũng phải 40 phút, nhiều cũng phải 1 giờ hoặc hơn 1 giờ, trong thời gian diễn tấu, đôi tay người nhạc trưởng không ngừng cử động, cho nên chỉ huy dàn nhạc có cường độ vận động cao.Tuy nhiên, làm nhạc trưởng không phải không có sự cố. Jean Baptiste Lully là nhạc sĩ kiêm nhạc trưởng người Pháp ở thế kỷ 17, ông ta có thói quen dùng một cây côn để chỉ huy. Trong một lần biểu diễn, do không cẩn thận tay cầm côn đã tự đập vào chân mình, bị thương, không chữa chạy mà chết.



Có nhiều nhạc sĩ đồng thời cũng là nhạc trưởng. Gustav Mahler (1860 – 1911) là nhạc sĩ người Đức, cũng là nhạc trưởng.



Dưới đây là hình ảnh một số nhạc trưởng nổi tiếng trên thế giới:

Otto Klemperer, (người Đức) 1885 – 1973



Wilhelm Furtw Gler (người Đức) 1886 – 1954



Karl Bahm (người Đức), 1894 – 1981



Leonard Bernstein (người Mỹ) 1918 – 1990



Henri Mancini (người Mỹ) 1924 – 1994



Seiji Ozawa (người Nhật Bản) 1935 – !?!



Ricardo Muti (người Ý) 1941 – !?!



Rubin Mehta (người Ấn Độ) 1936 – !?!



Mariss Jansons (người Latvia) 1943 – !?!



Lorin Maazel (người Pháp) 1930 – !?!



Arturo Toscanini (người Ý) 1867-1957


Đôi bàn tay này của người nhạc trưởng, vừa nâng vừa mở rộng, mang lại cho mọi người nhạc khúc nhiều cảm xúc thẩm mỹ.

Hiện nay, các dàn nhạc ngày càng nhiều, ngày càng lớn, cần nhiều nhạc công và nhiều nhạc cụ, để có thể nhất quán trong diễn tấu, vai trò của người nhạc trưởng cũng ngày càng trở nên quan trọng.

hết ./.

còn đây là 1 block ko thấy trong bài trên nhưng mình đang tìm, tem rẻ thui chỉ 8 k, nhưng ông Tùng saola hổng bán



còn mẫu chim nầy thì đang tìm, nếu màu nó thanh hơn mình đã dùng làm avatar, tiếc là chói quá



ôi nhà soạn nhạc tem chim hột dẻ
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (25-05-2009), Dat_stamp (26-12-2011), huuhuetran (25-05-2009), manh thuong (27-05-2009), Nguoitimduong (25-05-2009), open (25-05-2009), Saturn (25-05-2009), Tien (25-05-2009), zodiac (25-05-2009)