Xem riêng 01 Bài
  #16  
Cũ 27-10-2011, 11:21
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Voọc Cát Bà

Voọc Cát Bà (còn gọi là voọc đầu vàng, voọc thân đen đầu vàng Cát Bà) (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus) là động vật có vú thuộc bộ linh trưởng, phân bộ Haplorrhini, siêu họ Cercopithecoidea, họ Cercopithecidae, phân họ Colobinae, chi Trachypithecus, nhóm francoisi, là họ hàng gần với voọc đầu trắng ở Trung Quốc.
Name:  voo cat ba.jpg
Views: 1333
Size:  58.3 KB
cách nhận biết Voọc Cát Bà
Trong ấn bản Tình trạng của các loài động vật hoang dã (State of the Wild) do Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới xuất bản thì trên toàn thế giới chỉ còn khoảng 60 con voọc đầu trắng tồn tại trong tự nhiên, tập trung tại đảo Cát Bà, Hải Phòng, Việt Nam.
Là một trong những loài khỉ hiếm của thế giới, đầu những năm 1990 tại Việt Nam vẫn còn có vài trăm voọc Cát Bà. Trong những năm kế tiếp, việc săn bắt đã khiến số lượng loài này nhanh chóng suy giảm xuống con số vài chục. Với số lượng này, voọc Cát Bà đã vượt qua đười ươi Sumatra để trở thành loài linh trưởng hiếm nhất thế giới.
Name:  vooc cat ba - thulinhtruongoVN 2002.jpg
Views: 1127
Size:  25.6 KB
Từ năm 2000, chương trình bảo tồn voọc Cát Bà đã được triển khai. Với việc giáo dục ý thức và ký các hợp đồng cam kết bảo vệ đàn voọc với người dân địa phương, tình trạng săn bắn voọc đã được kiểm soát. Đà suy giảm của voọc cát Bà đã được ngăn chặn.
Name:  MC-khi-1_resize.jpg
Views: 1492
Size:  79.4 KB
Tháng 6/2003, tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, một voọc con đã được sinh sản thành công bởi một cặp voọc Cát Bà bố mẹ, được cứu thoát từ tay thợ săn các năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc phục hồi lại loài voọc đặc biệt quý hiếm của Việt Nam.
Những năm vừa qua, tuy số lượng voọc Cát Bà có tăng trưởng, nhưng vẫn còn rất xa mới đạt đến mức an toàn. Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới cảnh báo loài linh trưởng này vẫn phải đối mặt với nhiều mối đe dọa khó lường như mất môi trường sống do việc phá rừng làm đất canh tác, phát triển du lịch và nạn săn bắn trộm.
Hiện nay,thông tin loài này khá ít, eco có liên hệ với 1 vài chỗ nhưng thông tin như các loài khác thì chưa có, mục này để lâu quá thì nguội mất, nên eco tìm các bài báo liên quan post lên, cả nhà ai có thông tin gì thì post giúp eco nhé ^^
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's

Bài được Đinh Đức Tâm sửa đổi lần cuối vào ngày 27-10-2011, lúc 11:23
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-10-2011), Dat_stamp (27-10-2011), hat_de (29-10-2011), lantham_0072005 (28-10-2011), manh thuong (27-10-2011), MeTemViet (27-10-2011), nam_hoa1 (28-10-2011), nguyenhuudinhue (27-10-2011), Poetry (27-10-2011), The smaller dragon (27-10-2011), Tien (27-10-2011), xihuan (28-10-2011)