Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 13-04-2009, 20:51
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định Alexander Fleming

Vài nét khái quát về Alexander Fleming


Alexander Fleming sinh năm 1881 ở một vùng đồi núi cách thành phố nhỏ Darvel, Scotland (Anh) bốn dặm. Khi mới lên 10, hằng ngày Fleming đã phải đi bộ 6 km đến trường ở thị trấn Darvel.


14 tuổi, Fleming lên London học trường Bách khoa. Nhưng chỉ được 2 năm, ông đã phải thôi học và làm thư ký cho một hãng tàu thủy.


Năm 20 tuổi, Fleming được hưởng thừa kế của một ông chú và có điều kiện theo học trường y Bệnh viện Saint Mary, London. Sau khi ra trường, ông gia nhập một nhóm chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn.


Trong Thế chiến I, ông cùng các thành viên trong nhóm sang Pháp để điều trị cho binh lính. Sau chiến tranh, Fleming trở lại London, sống với vợ là Sally Mc. Elroy. Tiếp tục công việc nghiên cứu y học.

Tháng 9/1928 Fleming phát hiện ra loại meo thuộc nhóm penicillium và khả năng diệt khuẩn của penicillin.




Sau đó ông cùng các nhà khoa học khác đã tiếp tục nghiên cứu để chiết tách chất Pinicillin. Công việc nghiên cứu đã đạt được những thành công ngoài mong đợi.



Năm 1945, Fleming được giải Nobel về y học cùng với Howard Walter Florey và Ernst Boris Chain.


Ông trở thành Giám đốc Khoa tiêm chủng ở Bệnh viện St. Mary. Ở tuổi 68, sau 4 năm góa vợ, Fleming tái hôn với bà Amalia Voureka, một nữ bác sĩ người Hy Lạp và là học trò của ông.


Alexander Fleming qua đời năm 1955 do một cơn đau tim, thọ 74 tuổi.



Tem A.Fleming trên Anhxtanh

Khi nhà vi trùng học người Anh Alexander Fleming tình cờ phát hiện ra penicilin vào năm 1928, chắc hẳn ông không thể hình dung ra được ảnh hưởng của nó đối với y học hiện đại. Fleming nhận thấy rằng không có vi khuẩn nào mọc trên các đĩa Petri có mốc (meo). Bằng cách đó, ông đã phát hiện ra loại thuốc kháng sinh đầu tiên. Trước khi penicillin trở nên phổ biến vào những năm 1940, các vết thương và các bệnh như giang mai thường gây tử vong ở người. Nhưng từ khi được sản xuất rộng rãi, penicillin đã cứu được khoảng 200 triệu người.

Trong lễ trao giải thưởng Nobel, nam tước Henri Gvaris, một trong những nhà vi trùng học vĩ đại nhất, đã nói: "Nếu không có Fleming thì sẽ không có cả Chain lẫn Florey. Nếu không có Chain thì sẽ không có Florey, còn nếu không có Florey thì chúng ta sẽ không có penicillin".

Còn Fleming tại Bruxelles ngày 29 và 30 tháng mười một 1945, trong khi các trường đại học Bruxelles, Louvain và Liège tôn vinh ông là vị bác sĩ honoris causa, ông tuyên bố: "Tôi đã bị buộc tội là đã sáng chế ra penicilline. Không ai có thể "phát minh" ra penicilline bởi vì nó được làm ra từ xa xưa bởi thiên nhiên và một số nấm mốc. Không, tôi không có phát minh ra chất penicillin.."

" Ðó là một sự tình cờ , một sự tình cờ thuần túy" Fleming thổ lộ.




Fleming đang quan sát đĩa nấm


Nếu không là phát minh. Vậy chúng ta sẽ nhìn nhận ông là phát hiện ra penicillin. Sự phát hiện tình cờ.



(continue)

Bài được Rua sửa đổi lần cuối vào ngày 13-04-2009, lúc 20:56
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (13-04-2009), chie (14-04-2009), exploration (29-03-2011), hat_de (14-04-2009), manh thuong (14-04-2009), Ng.H.Thanh (29-03-2011), Poetry (29-03-2011), tranhungdn (21-10-2011), xihuan (14-04-2009)