Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 05-02-2009, 09:08
j0j0's Avatar
j0j0 j0j0 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-12-2007
Đến từ: Tp.HCM
Bài Viết : 207
Cảm ơn: 1,977
Đã được cảm ơn 1,240 lần trong 210 Bài
Mặc định Phát hành bộ tem "Kỷ niệm 100 năm ngày mất Nguyễn Khuyến" ngày 05-02-2009

Kỷ niệm 100 năm ngày mất Nguyễn Khuyến
(15/02/1835 - 05/02/1909)

(Mã số: 979)

Name:  small_650.jpg
Views: 1668
Size:  102.5 KB


Ngày 5/2/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem "Kỷ niệm 100 năm ngày mất Nguyễn Khuyến (15/2/1835 - 5/2/1909)" gồm 01 mẫu giá mặt 2.000đ, do họa sĩ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, thể hiện chân dung nhà thơ Nguyễn Khuyến và ngôi nhà nơi ông sống những ngày cuối đời ở Yên Đổ (nay thuộc thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).

Nguyễn Khuyến là nhà nho, nhà thơ, nhà giáo Việt Nam nổi tiếng trong thế kỷ 19. Ông tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15-02-1835, tại quê ngoại làng Văn Khê tục gọi làng Ngòi (nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Quê nội của ông ở Yên Đổ.

Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, ông đỗ đầu Cử Nhân (tức Giải Nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô Huế học trường Quốc Tử Giám. Để tự động viên khích lệ mình ông đổi tên Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến. Thắng có nghĩa là thành công hay thắng lợi còn Khuyến có nghĩa là khuyến khích hay khích lệ; Thắng là kết quả đạt được còn Khuyến là con đường dẫn đến thành công. Sau 6 năm nỗ nực phấn đấu, ông mới đỗ Hội Nguyên và một năm sau, năm 1871, ông đỗ Đình Nguyên (Hoàng Giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là “Tam Nguyên Yên Đổ”. Ông ra làm quan dưới triều vua Tự Đức nhưng nổi tiếng là người thanh liêm, chính trực.

Càng gặp khó khăn trong cuộc sống, ông càng trở thành người tài năng trong văn chương. Ông vừa là nhà thơ trữ tình vừa là nhà thơ trào phúng xuất sắc, là người nối văn học cổ điển với văn học hiện đại. Ông đạt tới đỉnh cao của văn thơ chữ Nôm. Ông là nhà thơ Việt Nam đầu tiên đưa chủ nghĩa hiện thực vào thơ kinh điển. Ông đã để lại cho đời các tác phẩm: Quế Sơn thi tập (khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau), Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ và nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Mùa thu năm 1884, Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ và qua đời tại đây vào ngày 05-02-1909.

Thông tin kỹ thuật của bộ tem:


  • Ngày phát hành: 05-02-2009
  • Khuôn khổ tem: 32 x 43 (mm)
  • Số răng tem: 13
  • Số tem in/tờ: 25 (5 x 5)
  • FDC: 01 phong bì
  • Khuôn khổ FDC: 180 x 110 (mm)
  • Hoạ sỹ thiết kế: Hoàng Thúy Liệu
  • In ấn: offset nhiều màu trên giấy tiêu chuẩn (có tráng keo mặt sau) tại Công ty in Tem Bưu điện (TP. Hồ Chí Minh).
PHONG BÌ NGÀY PHÁT HÀNH ĐẦU TIÊN (FDC)

Name:  small_651.jpg
Views: 922
Size:  112.0 KB


(Theo Cty Tem)
__________________
  • Địa chỉ: Bùi Quang Vũ, Hộp thư 499, Bưu điện TT Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

  • Email: quangvu7386@yahoo.com
  • ĐT: 0902.971.179
  • Ngân hàng Vietcombank: 0441003822045 (CTK: Bùi Quang Vũ)

  • Chủ đề sưu tập: Côn trùng cánh cứng


Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 05-02-2009, lúc 12:58
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn j0j0 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (05-02-2009), kuro_shiro (05-02-2009), manh thuong (05-02-2009), Poetry (05-02-2009), Saturn (07-02-2009), THE GUEST (05-02-2009), thehung (05-02-2009), zodiac (05-02-2009)