Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 13-10-2015, 19:22
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Lightbulb TIÊN HỌC LỄ - HẬU HỌC VĂN



Giáo dục VN căn bản từ gia đình. Cha mẹ có trách nhiệm giáo dục con cái trước, sau mới đến trường học ‘‘"Con dại cái mang"’’. Trách nhiệm giáo dục chung và song song của gia đình và nhà trường. Con nên người hay công dân tốt là do cả cha mẹ và thầy dạy. ‘‘Nhất tự vi sư, bán tự vi sư’’. Người dạy mình một chữ cũng gọi là thầy dạy rồi. Con người VN muốn nên người phải qua hai giai đoạn ‘‘Tiên học lễ - Hậu học văn’’. Học biết lễ nghĩa trước, sau mới đến học văn chương chữ nghĩa. Nghĩa là : lễ nghĩa quan trọng hơn văn chương. Những dòng này xin được chứng minh bằng văn ca bình dân. Phản ánh đúng đường lối giáo dục Việt Nam.

TRƯỚC HẾT HỌC LỄ NGHĨA VÀ ĐẠO ĐỨC

Con người có hai phần vật chất và tinh thần. Muốn phát triển phần trí thức phải quan tâm tới hai điều căn bản : học cho mình để khi cần, giao tiếp với người khác. Hay nói cho đúng : ngày nay học tập, ngày mai giúp đời.

1. Phải học hành thành tài mới nghĩ tới tình duyên vợ chồng.

Con trai thì học lấy một nghề cho vững, mưu sinh gia đình rồi làm gì thì làm. ‘‘Nhất nghệ tinh nhất thân vinh''.
Có nghề trong tay, chưa xong, còn phải nghĩ đến gia thế, nhà cửa. Chuẩn bị vật chất cho chu đáo, mới nghĩ đến lập gia đình. Khi đã có gia đình, chỉ còn lo cho vợ con, cho sinh kế. Ba việc quan trong trong đời: lấy vợ, tậu trâu và mua nhà.

Nhà với trâu như tài sản trong nhà.

Con gái thì lo trau dồi cho có ‘‘tứ đức’’ trước, thì mới trọn được bổn phận ‘‘tam tòng’’ sau.

Lấy anh em cũng muốn theo,
Em sợ anh nghèo anh bán em đi !
Lấy anh em biết ăn gì ?
Lộc sắn thì chát, lộc si thì già.
Lấy anh không cửa không nhà
Không cha không mẹ biết là cậy ai ?


Người con trai lo học hành thành đạt trước.

Làm trai quyết chí tu thân
Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo,
Khi nên trời giúp công cho
Làm trai năm liệu bảy lo mới hào


Người con gái phải giữ tiết trinh trong trắng đẹp, to lớn trắng như ‘‘hạt mưa’’, nhưng cũng mỏng manh. Có lợi hay bất lợi từ trời rớt xuống đất hay trở về nước, chờ ngày bốc thành mây vào trận mưa khác.

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa ?

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Gái có chồng như phản gỗ long đanh,
Phản long đanh, anh còn chữa được.
Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi
Không chồng, khốn lắm, chị em ơi !


2. Tình vợ chồng, cùng làm cùng hưởng.

Hai vợ chồng có trách nhiệm xây dựng tổ ấm, giúp nhau nuôi và giáo dục con cái.

Thương chồng nên phải gắng công,
Nào ai xương sắt, da đồng chi đây ?

Tình anh như nước dâng cao
Tình em như giải lụa đào tẩm hương

Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc như đèn mới khêu


Ghen là hình thức cụ thể cố hữu giữ hạnh phúc gia đình.

Núi cao, sông hãy còn dài
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen


Đừng trèo cao, sống như cường hào ác bá người ít học, không đạo đức, mà muốn làm lớn. Cần lo cho có công ăn việc làm là ăn chắc.

Con cóc nằm góc bờ ao
Lăm le lại muốn đớp sao trên trời

Tình anh như nước dâng cao
Tình em như giải lụa đào tẩm hương

Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc như đèn mới khêu


Vì thế bất hạnh nhất là con mất cha mất mẹ, mồ côi, bơ vơ, không còn ai dạy bảo, nhắc nhở.

Mồ côi cha ăn cơm với cá
Mồ côi mẹ liếm lá gặm sương


Đừng theo kiểu chơi hoa, hay truất ngựa truy phong. Sống kiểu đó bị người đời chê bai

Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao !


3. Tự làm tự lực cánh sinh.


Trong cuộc sống phải tự mình làm, tự lực cánh sinh, không ỷ lại vào người khác

Nước lã mà vã lên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan


Dù khó nhọc đến mấy, người vợ cũng gắng công, dù gia cảnh bị hất hủi đến đâu. Đức tính cao qúi của người phụ nữ VN là có gia giáo từ nhỏ.

Dù ai sang cả mặc ai
Thận này nước chảy hoa trôi sá gì

Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục, lại vần than rơm


Đừng xu nịnh

Gáo vàng đem múc giếng Tây
Khôn ngoan cho lắm, tớ thày người ta !


Làm việc là chính, phải lo trước. Thú vui là phụ đến sau.

Đói thì đầu gối phải bò
Tay làm hàm nhai
Tay quai miệng trễ
Có làm có ăn
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
No nên bụt, đói ra ma
Cơm treo mèo nhịn đói


4. Làm việc để sinh sống là việc quan trọng


Cảnh gì đẹp bằng vợ chồng cùng làm, vun xới cho tài sản gia đình.

Đồng tiền liền khúc ruột
Có tiếng không có miếng
Đói cho sạch rách cho thơm

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trậu cày với ta
Cày cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu ấy, ai mà quản công.

Giả ơn cái cối cái chày
Nửa đêm gà gáy, có mày, có tao
Giả ơn cái cọc cầu ao
Nửa đêm gà gáy, có tao, có mày

Đầu năm ăn quả thanh yên
Cuối năm ăn bưởi, cho nên đèo bòng
Vì cam cho quít đèo bòng
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.


5. Sửa lỗi cho nhau, tha thứ để trong nhà ấm êm, mới an tâm làm ăn bên ngoài.


Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Một câu nhịn là chín câu lành


Ăn ở khôn ngoan phải đạo ai cũng mến thương

Khôn cho người ta rái(?)
Dại cho người ta thương
Dở dở ương ương
Chỉ tổ người ta ghét

Việc bé xé ra to
Vạch áo cho người xem lưng

Trách người một trách ta mười
Bởi ta bạc trước, cho người tệ sau

Chị kia có quan tiền dài
Có bị gạo nặng, coi ai ra gì.


Khiêm tốn là tốt

Khôn ngoan cũng thể đàn bà
Dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông


6. Nhớ ơn sinh thành, tổ tiên - Tình anh em trong gia đình đoàn kết, đùm bọc yêu thương nhau và kiên tâm làm ăn.

Kiến tha lâu đầy tổ

Có cậy mới có dậy leo
Có cột có kèo mới có đòn tay

Sai con toán bán con trâu

Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Nói có sách, mách có chứng

Của một đồng, công một nén

Có thực mới vực được đạo

Chết trong còn hơn sống đục

Anh em khinh trước, làng nước khinh sau



7. Yêu tổ quốc quê hương, tình yêu dân gian giữa xóm làng, hội hè đình đám.


Lấy chồng chẳng biết mặt chồng
Đêm nằm tơ tưởng, nghĩ ông láng giềng

Hôm qua sáng trăng lờ mờ
Em đi tát nước tình cờ gặp anh

Bao giờ cho đến tháng hai
Con gái làm cỏ, con trai be bờ

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao !


8. Chữ hiếu, chữ trung, chữ tình làm đầu, là bổn phận lớn của con cái đối với các vị sinh thành và ngay trong anh em, vợ chồng với nhau.


Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm lấy áo, ta đề câu thơ

Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ Trung chữ Hiếu chữ Tình là ba
Chữ Trung thì để phần cha
Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình


9. Vấn đề căn bản đạo đức.


Phúc đức là phần cốt yếu. Quan niệm thần thánh, tôn giáo bắt nguồn từ tình cảm người dân quê nông thôn.

Lạy Ông nắng lên..
Lạy trời mưa xuống

Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm

Lấy khúc cá to (?)


Đạo đức căn bản phải từ gia đình trước sau đó mới tới xã hội và thiên hạ.‘‘Tề gia trị quốc bình thiên hạ''.Muốn trị nước thì trước hết phải lo cho trong nhà êm ấm, thuận hòa, kẻ trên người dưới. Muốn vậy, trước hết phải tu thân. Muốn tu thân thì trước hết phải chính tâm. Muốn chính tâm thì trước hết phải thành ý (sách Đại Học). Làm người chết trong còn hơn sống nhục

Người đời hữu tử hũu sanh
Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Cuộc đời như cảnh phù du
Sớm còn tối mất, công phu nhọc nhằn

Liệu cơm gắp mắm

Đong đầy, bán vơi


10. Xã giao, giao tế không kém phần quan trọng của con người gia giáo. Con người được đánh giá cao hay thấp, có địa vi trong dân làng là biết cách xử thế.


Học ăn học nói, học gói đem về (đem theo)

Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.


SAU ĐẾN HỌC CHỮ VÀ VĂN HÓA
Đây là trách nhiệm của cha mẹ :

Con dại cái mang

(Những hành động của con.)(cái là mái = chỉ người mẹ)

Con mống sống mang
(Mống là nổi lên, sống là đực, (chỉ người cha)


Ở trường là công lao của Thày dạy, dù chỉ học được nửa chữ, người dạy cũng có công và xứng đáng là bậc thày.

Trong ba ngày Tết, người Việt Nam nhớ nhớ đến những đấng bậc đã làm ơn cho mình:

Mồng một tết cha,
Mồng hai tết chú,
Mồng ba tết thày.


Trong lãnh vực nào cũng cần phải kiên nhẫn

Chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo

Chớ thấy sóng cả mà lo
Sóng cả mặc sóng, chèo cho có chừng

Ở hiền gặp lành

Vạch lá tìm sâu

Bới bèo ra bọ


Cha ông chúng ta đánh giá một người dù nam hay nữ, không ở những vẻ hào nhoáng bên ngoài, mà ở bên trong, có học, có đức.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

Xấu gỗ, tốt nước sơn

Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu thì đánh bên thành cũng kêu.



Nguồn : Giáo Xứ Việt Nam - Paris
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (13-10-2015), manh thuong (14-10-2015), nam_hoa1 (14-10-2015), NHL-2014 (14-10-2015), Poetry (14-10-2015), stamp-history (13-10-2015)