Xem riêng 01 Bài
  #226  
Cũ 09-06-2011, 01:52
♥ Voi Cúc Phương ♥'s Avatar
♥ Voi Cúc Phương ♥ ♥ Voi Cúc Phương ♥ vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Ninh Bình
Bài Viết : 181
Cảm ơn: 2,350
Đã được cảm ơn 560 lần trong 148 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Ở thành phố Hồ Chí Minh có một trường đại học -tên là "Đại Học Công Nghiệp"- trực thuộc Bộ Công Thương thì lạ thật. Trên thế giới, đại học bao giờ cũng độc lập hay tự trị, hay phụ thuộc vào một tổ chức tôn giáo hay Bộ Giáo Dục.

Tôi không hề có hậu ý xấu, nhưng tổ chức đại học thế này là độc nhất vô nhị trên thế giới. Có thể đưa sự kiện lạ này vào kỷ lục Guiness Viet Nam chăng?!
Cháu xin phép bàn luận một chút về vấn đề bác Rồng đang quan tâm ạ!

Hiện nay cháu thấy vấn đề tên trường Đại học hay Học viện ở Việt Nam mình còn rất nhiều điều bất cập. Về vấn đề của bác Rồng, (như cháu thấy) đa số các trường thuộc đơn vị "ngành" sẽ mang tên là Học viện như bạn Ngô Hà cũng vừa kể trên - Học viện Ngân hàng thuộc NHNN VN, Học viện Tài chính thuộc Bộ Tài chính, Học viện Hành chính Quốc gia thuộc Bộ Nội vụ... Tuy nhiên cũng có vài trường ngoại lệ như Đại học Công nghiệp thuộc Bộ Công thương (như bác đã nói), Đại học Luật thuộc Bộ Tư pháp, Đại học Giao thông - Vận tải thành phố Hồ Chí Minh thuộc Bộ Giao thông - Vận tải. Các trường khác thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ có tên là Đại học (cháu chưa tìm được ví dụ trường nào thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo mà lại lấy tên là Học viện).

Theo như định nghĩa mà cháu biết về Học viện và Đại học thì Học viện là những trường mà chuyên về giảng dạy và nghiên cứu, còn Đại học thì chỉ thiên về giảng dạy. Tuy nhiên, Học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu, còn đào tạo của Đại học mang tính nghề nghiệp nhiều hơn. Bằng cấp khi ra trường là bằng nhau vì đều là bằng cử nhân (một vài trường Đại học kỹ thuật sẽ cấp bằng kỹ sư). Rõ ràng là bằng nhau như thế nhưng như cháu thấy thì "người ta" có vẻ chuộng cái từ "Học viện" hơn và nghe nó có vẻ "sang" hơn. Các trường đua nhau đổi tên từ Đại học lên Học viện (Đại học Tài chính - Kế toán thành Học viện Tài chính, Đại học Ngoại giao thành Học viện Ngoại giao... ) mà không thấy đổi ngược lại trong khi nhiều trường Học viện có nguồn gốc không hề "sang" như tên gọi của nó như Học viện Ngân hàng lên từ Trung tâm đào tạo và Nghiên cứu khoa học ngân hàng, Học viện Quản lý Giáo dục lên từ Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo. Như thế (như cháu hiểu) thì cứ mạnh ai người đấy làm, mạnh Bộ nào thì Bộ ấy lên.

Có một điều cháu thắc mắc, lần trước cháu có nói chuyện với bạn cháu (đang là du học sinh), thì bạn cháu (theo ý kiến cá nhân) có nói là "bằng Học viện" ở mình mang sang bên đó bị nhiều thiệt thòi vì bên đó họ coi Học viện là "Institue" - hệ đào tạo tối đa là 2 năm (như trường dạy nghề bên mình) còn Đại học - University là 3 năm. Trong khi bên mình thì luôn coi Học viện phải là Academy
(Học viện Ngân hàng - Banking Academy, Học viện Tài chính - Academy of Finace...) mặc dù như cháu thấy thì Academy thường dùng để dành cho các Viện hàn lâm mà trong đó là tập hợp của các Viện sĩ (chứ không phải là Sinh viên ). Vậy bác Rồng và các cô, chú, các bác khác ở nước ngoài nhiều có thế giải thích cho cháu hiểu được rõ vấn đề này được không ạ?

Cháu chỉ có vài suy nghĩ như thế, thực sự xin lỗi bác nếu bài của cháu thiển cận và dài dòng ạ!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ♥ Voi Cúc Phương ♥ vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-06-2011), lydainghia (14-06-2011), manh thuong (09-06-2011), Nguoitimduong (13-06-2011), Poetry (09-06-2011), shinichi (09-06-2011), The smaller dragon (09-06-2011)