Xem riêng 01 Bài
  #31  
Cũ 15-06-2010, 00:46
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Từ khi phong trào sưu tầm tem bưu chính đã trở nên rầm rộ, các nhà sưu tầm tem chân chính càng lúc càng trở nên khó tính trong việc chọn lựa, và việc tìm kiếm những con tem (hoặc bộ tem) qúy hiếm càng lúc càng nhiều. Nhà sưu tập, vì thế, sẽ không ngần ngại bỏ ra những số tiền kếch sù để tậu cho được một (hoặc nhiều) tem qúy cho bộ sưu tầm của mình.

Điều này đã nẩy sinh ra những ý đồ gian ác cho những kẻ lợi dụng tình thế, chế tạo và làm giả những con tem hiếm. Họ chỉ cần nhắm vào sự lừa đảo này để sinh lợi, bất chấp lương tâm cũng như những truy tố trước pháp luật, một khi sự việc bị khui ra ánh sáng.

Tem bưu chính được phát hành ngày đầu tiên vào năm 1840 tại Anh. Hai mươi năm sau, con tem giả đầu tiên của thế giới ra đời và liền sau đó đã xuất hiện trên thị trường. Sau đó, sự phát hiện tem giả đã tương đối dễ dàng; bù lại, một số tem giả khác đã khiến nhiều người không thể nào phát hiện ra ngay được.

Dưới đây là hai mẫu tem (thật và giả), hiện đang do "Librairy and Archives Canada" sở hữu.


(Tem Nữ hoàng Victoria, do bưu chính Prince Edward Island phát hành ngày 01.06.1870)


(Cùng mẫu tem, nhưng được làm giả mạo)

Tem thật bên trên được in khắc bằng bản kẽm, nét sắc và sáng. Trong khi đó con tem giả chỉ chỉ được in lại một cách sơ sài theo kỹ thuật lithography (vẽ trên mặt đá vôi hoặc trên khung sắt bằng loại mực mỡ). Chân dung này, vì thế, đã hoàn toàn mờ tối.

Có một lý do ngộ nghĩnh là tại sao nhiều con tem giả lại có giá trị hơn rất nhiều những con tem thật: Khi vùng Prince Edward Island trở nên một tỉnh của Canada vào năm 1873, liền sau đó chính phủ đã bán ra tất cả những tem bưu chính của vùng này (khoảng hơn 1 triệu rưới tem), với giá rẻ hơn giá mặt rất nhiều. Thế là những con tem này đã tràn ngập thị trường. Vì sự mất giá một cách thê thảm đó, kẻ làm tem giả mạo đã không còn lý do chính đáng để làm giả tem. Cuối cùng, tem giả trở nên...khan hiếm hơn tem thật! Vì lý do oái oăm này, người sưu tầm tem khi đó đã đỏ cả mắt để lùng về cho được những con tem giả. "Giá trị" của chúng chỉ đơn thuần là lý do như vậy.

Người nỏi tiếng về tài làm tem giả, không ai khác hơn là Jean de Sperati. Ông đã trải gần cả đời mình để...nhái lại những con tem đó. Vừa khéo tay, vừa có...lương tâm, nên hầu hết những bộ tem do ông chế tác lại đã có phẩm chất hơn cả những con tem thật. Thí dụ con tem dưới đây: Tem của vùng Vancouver Island với hình nữ hoàng Victoria phát hành ngày 19.09.1865:


Và đây là...tác phẩm của Jean de Sperati, năm 1942:


Nếu nhìn thật kỹ trên con tem giả này, chúng ta sẽ phát hiện ra một thoáng in hơi bị mờ trên khung tròn, dưới chữ "N" (của Cents). Ngoài ra, còn có một khoảng trắng rất nhỏ tại phía môi trên của nữ hoàng và quanh vùng môi - mũi, có những dấu " li ti. Thực hiện kỹ thuật giả này, Jean de Sperati đã áp dụng phương pháp photolithography (tương tự như lithography, nhưng hình được chụp lại thay vì vẽ). Dấu huỷ "Paid" trên tem cũng là giả.

Từ khi bắt đầu...chế tác tem giả tới lúc...gác kiếm, Jean de Sperati đã cho ra đời hơn 500 tem. Ông cũng ký bằng bút chì đằng sau (một số ít) mặt tem. Tới năm 1942 thì ông quá nổi tiếng và không ít những con tem giả của ông còn có giá hơn cả những con tem thật.

(Hinh ảnh trong bài này là do "Librairy and Archives Canada" giới thiệu)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (15-06-2010), chienbinh (15-06-2010), hat_de (15-06-2010), huuhuetran (12-07-2010), jojo11111 (12-07-2010), kimma (15-06-2010), Lu Tich Nguyen (18-06-2010), manh thuong (15-06-2010), Poetry (18-06-2010), quochung (18-06-2010), thang (28-07-2011), Tien (15-06-2010)