Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 02-05-2010, 16:06
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,841 lần trong 7,659 Bài
Mặc định Bộ tem "Thành ngữ điển tích" (bộ II) của Trung Quốc

Ngày 18-04-2010, Bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem "Thành ngữ điển tích" (bộ II) nói về điển tích của 4 câu thành ngữ:

1. Ngu Công di sơn (Ngu Công dời núi)

Name:  20100418-1.jpg
Views: 1323
Size:  48.9 KB

Chuyện này ghi chép trong “Liệt Tử thang vấn”, một cuốn sách do nhà triết học tên là Liệt Ngự Khấu viết vào khoảng thế ký IV, V trước công nguyên.

Chuyện kể rằng, có một ông lão, tên là Ngu Công, đã gần 90 tuổi rồi. Trước cửa nhà ông có hai ngọn núi lớn, một ngọn tên là Thái Hàng, một ngọn là Vương Ốc, mọi người ra vào rất bất tiện.

Một hôm, Ngu Công triệu tập tất cả người trong nhà lại nói: “Hai ngọn núi này đã ngăn cản trước cửa nhà ta, ta ra cửa phải đi nhiều đường vòng oan uổng. Chi bằng chúng ta cả nhà ra sức, di chuyển hai ngọn núi này, mọi người thấy thế nào ?”.

Các con, cháu Ngu Công nghe vậy đều nói: “Ông nói đúng, từ ngày mai chúng ta bắt tay vào làm”. Thế nhưng, vợ Ngu Công cảm thấy dọn hai ngọn núi này khó quá, nên phản đối: “Chúng ta đã sống nhiều năm tại đây, làm sao lại không thể tiếp tục sống như thế này ? Huống chi, hai ngọn núi lớn như vậy, cho dù có thể di dời từng tí một, nhưng nơi nào có thể đổ nhiều đất đá xuống như vậy ?”. Lời nói của vợ Ngu Công lập tức khiến mọi người bàn luận, đây quả thực là một vấn đề. Sau cùng họ quyết định: chuyển đất đá trên núi đổ xuống biển.

Ngày hôm sau, Ngu Công dẫn cả nhà bắt đầu dọn núi. Láng giềng của Ngu Công là một bà góa. Bà có một đứa con trai, mới 17, 18 tuổi, nghe nói dời núi cũng vui vẻ đến giúp. Nhưng công cụ di dời núi của nhà Ngu Công chỉ là cuốc và gùi địu trên lưng, hơn nữa giữa núi và biển cả cách nhau xa xôi, một người một ngày không đi được hai chuyến. Một tháng làm việc, ngọn núi xem ra chẳng khác gì ban đầu.

Có một ông lão tên là Trí Tẩu, ăn ở đối xử rất tinh ranh. Ông thấy cả nhà Ngu Công dọn núi thì cảm thấy nực cười. Có một hôm, ông nói với Ngu Công rằng: “Ông đã nhiều tuổi như vậy, đi lại đã không dễ dàng, làm sao có thể dọn được hai ngọn núi này?”.

Ngu Công trả lời rằng: “Tên ông là Trí Tẩu, nhưng tôi thấy ông còn không giỏi bằng con nít. Tôi tuy đã sắp chết, nhưng tôi còn có con trai, con trai tôi chết, còn có cháu, con cháu đời đời truyền cho nhau, vô cùng vô tận. Đất đá trên núi dọn đi chút nào thì ít đi chút ấy, không thể mọc thêm được. Chúng tôi ngày nào, tháng nào, năm nào cũng dọn, làm sao không thể dọn nổi ngọn núi ?”. Trí Tẩu tự cho là thông minh nghe Ngu Công nói vậy cũng không nói thêm được lời nào.

Ngu Công dẫn cả nhà, bất kể mùa hè nóng nực hay là mùa đông giá lạnh, hàng ngày đi sớm về tối, không ngừng đào núi. Việc làm của họ cuối cùng đã cảm động Thượng Đế. Thượng Đế đã cử hai vị thần tiên xuống trần gian, dọn hai ngọn núi này. Từ đó, đường đi không còn bị trở ngại, mọi người chẳng phải đi vòng nữa.

Chuyện "Ngu Công dời núi" lưu truyền đến nay. Nó nói với mọi người rằng: bất kể gặp phải việc khó khăn ra sao, miễn là có quyết tâm, có nghị lực làm thì có thể thành công.

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 04-05-2010, lúc 22:00
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (02-05-2010), Đinh Đức Tâm (03-05-2010), Ốc_hp (04-05-2010), cdtung_hp (27-03-2015), hat_de (02-05-2010), hienthuong (03-05-2010), hoang.le (12-01-2011), langtulanhlung (02-05-2010), manh thuong (02-05-2010), Nguoitimduong (04-05-2010), Pink Kole (05-05-2010), socolacandy70 (05-05-2010), Tien (02-05-2010)