Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Truyền thông về BVĐVHD qua Tem & vật phẩm sưu tập khác (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=391)
-   -   Tê giác JAVA - tê giác Sunda - tê giác Việt Nam - tê giác nhỏ một sừng (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=4738)

Đinh Đức Tâm 30-09-2009 10:44

Tê giác JAVA - tê giác Sunda - tê giác Việt Nam - tê giác nhỏ một sừng
 
8 File đính kèm
Họ: Tê giác Rhinocerotidae
Bộ: Ngón lẻ Perissodactyla
Tê giác Java hay tê giác Sunda, còn được gọi tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) và ở Việt Nam chúng đựơc gọi với cái tên tê giác Việt Nam là một trong năm loài động vật guốc lẻ còn sống sót của họ Tê giác. Chúng cùng thuộc một chi với loài tê giác Ấn Độ, và cũng có một bộ da nếp gấp giống như một bộ áo giáp, tuy nhiên chúng chỉ dài có 3,1–3,2 m (10–10,5 ft) và cao 1,4–1,7 m (4,6–5,8 ft), nhỏ hơn tê giác Ấn Độ và gần tương đương với kích cỡ loài tê giác đen. Sừng của tê giác Java có độ dài thường dưới 25 cm (10 inch), nhỏ hơn các loài tê giác khác.
Mỗi con tê giác này có chiều dài thân 3000mm, dài đuôi 600 - 750mm, cao 1500mm, trọng lượng trên 2000kg. Mũi cứng. Chúng có thị giác kém phát triển. Con đực có cái sừng dài gần 250mm mọc ngay trên mũi, sừng do lớp biểu bì da tạo thành nên không gắn liền với sương sọ mà gắn với lớp da dày. Da dày, cứng với các nếp gấp sâu chia bề mặt ra thành nhiều mảnh (Giống áo giáp). Lưng và 2 bên hông màu xám sẫm. Bụng màu hơi đỏ. Chân to, ngắn có 3 ngón với móng guốc hình bán nguyệt.
Nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ, củ, dễ, lá cây, kể cả cành cây nhỏ có gai. Tuổi sinh sản 4 - 5 năm. Thời gian có chửa 16 - 18 tháng, 3 - 4 năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con.
Loại này thường sống đơn độc và lặng lẽ trong rừng già, rừng sâu kín ít người tới được. Thỉnh thoảng chúng sẽ tập hợp thành những nhóm nhỏ ở các bãi liếm đất mặn và bãi bùn. Ngâm mình trong bùn là hoạt động thường thấy của tất cả các loài tê giác, việc này cho phép chúng duy trì nhiệt độ cơ thể luôn mát mẻ và giúp chúng chống được bệnh tật và sinh vật ký sinh.
Tê giác Java thông thường không tự đào bãi ngâm bùn của riêng chúng, mà thích sử dụng bãi ngâm của những con vật khác hay các hố xuất hiện tự nhiên, được chúng dùng sừng để mở rộng. Những bãi liếm đất mặn cũng rất quan trọng với chúng bởi đây là nơi cung cấp các chất khoáng thiết yếu.
Phạm vi chỗ ở của những con đực rộng hơn, khoảng 12-20 km², so với con cái ở khoảng 3–14 km². Sự chồng lấn lẫn nhau về lãnh thổ của những con đực ít hơn những con cái, tuy nhiên người ta vẫn chưa được biết về những cuộc tranh giành lãnh thổ nếu có.
Những con đực đánh dấu lãnh địa của chúng bằng phân và nước tiểu. Những vết cào trên mặt đất bằng chân và những cây con bị vặn cũng có thể được sử dụng cho mục đích thông tin. Những loài tê giác khác thường có tập tính đặc biệt: thải những cục phân lớn ra ngoài và sau đó cạo phân bằng chân sau. Loài tê giác Java khi thải phân ra lại không có hành động như vậy. Sự thích nghi trong hành vi này được cho là do sinh thái ở những cánh rừng ẩm ướt khiến phương pháp này không đạt hiệu quả cho việc phát tán những mùi hương đánh dấu. Trong thiên nhiên tê giác không có kẻ thù, không cạnh tranh với các loài thú khác.
Trước đây tại Việt Nam. chúng xuất hiện nhiều ở Lai châu (Mường Lay, Mường Tè), Sơn La (Sông Mã), các vùng thuộc Trung, Nam bộ. Tuy nhiên hiện nay chúng chỉ còn được phát hiện với một số ít cá thể tại vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Trên thế giới thì chúng còn được tìm thấy tại Java -indonexia
Theo sách đỏ thế giới thì tê giác java này đang xếp ở bậc E của mức độ quý hiếm.

trithuc_nguyen 30-09-2009 19:59

2 File đính kèm
Thêm tem về tê giác Java & Sumatra


Poetry 30-09-2009 21:58

VN còn phát hành bloc tem tê giác này nào năm 1988 trong bộ tem "Bảo vệ thú hoang". Không biết con tê giác này có phải tê giác Java không eco?


http://www.vietstamp.net/forum/../da...69_product.jpg

Đinh Đức Tâm 01-10-2009 08:28

Dạ do em chưa sở hữu bộ tem này, nên em cũng chưa biết có chính xác không ạh, hình đưa lên chữ cũng quá nhỏ, nên em ko thấy đựơc ạh, nếu là tên khoa học của nó là Rhinoceros sondaicus thì đúng ạh, còn ko phải thì là khác ạh
Nhưng theo phán đoán của em, thì đây ko phải là tên giác java (tê giác Việt Nam) mà đây là tê giác Ấn Độ (hay còn gọi là Tê giác Châu Á lớn một sừng) có tên khoa học là Rhinoceros unicornis.
Phân biệt giữa hai con tê giác này ngoài hình thể (lớn và nhỏ, tuy nhiên cách này cũng khó phân biệt, cái này em nghe nói thôi àh nha, chứ em chưa gặp :))) còn có 1 cách phân biệt khác là tê giác java có 2 mún sừng, còn con tê giác Ấn Độ có 1 mún sừng ạh

Đinh Đức Tâm 01-10-2009 08:34

Còn con tem của em Thức đưa lên, lại là con tê giác khác, chứ ko phải tê giác java, (hình dứơi thì đúng là tê giác java), trên tem là con tê giác Ấn Độ như trình bày ở trên. :)

Đinh Đức Tâm 01-10-2009 13:03

Trưa nay về coi trong danh mục tem Việt Nam thì cái blok tem anh Thi đưa lên thì con tê giác có tên khoa học là: Rhinoceros sondaicus. Như vậy nó là con tê giác java, Tuy nhiên eco chưa thấy con tê giác java nào có hỉnh dạng giống con này cả??????
Nhìn cái con java của bộ Vừơn Quốc gia Cát Tiên vẽ là khác rõ rệt với con của bloc 1988 này liền

Đinh Đức Tâm 01-10-2009 13:26

5 File đính kèm
Để làm rõ con tê giác trong blok bộ thú cần bảo vệ năm 1988, eco mời cả nhà xem 5 loại tê giác có mặt trên thế giới, xem qua thử nó là con nào nhé
1. Tê giác đen (Diceros bicornis)
2. Tê giác trắng (Ceratotherium simum)
3. Tê giác Ấn Độ, hay Tê giác châu Á lớn một sừng (Rhinoceros unicornis)
4. Tê giác Sumatra hay tê giác châu Á hai sừng (Dicerorhinus sumatrensis)
5.Tê giác Java, hay tê giác nhỏ một sừng, tê giác Việt Nam, tê giác Sunda (Rhinoceros sondaicus) (hình này là hình chụp từ Vườn quốc gia Cát Tiên)
Vậy theo mọi người cái bloc của bộ thú cần bảo vệ năm 1988 là con nào?
eco ....potay :D
Trong bloc thì ghi tên khoa học của tê giác java

ke vo danh 23-10-2009 17:12

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi ecophila (Post 80989)
Vậy theo mọi người cái bloc của bộ thú cần bảo vệ năm 1988 là con nào?
eco ....potay :D
Trong bloc thì ghi tên khoa học của tê giác java

kvd nghĩ rằng, tê giác nào cũng cần bảo vệ, không chỉ riêng tê giác một sừng vào năm 1988 :) !

******

Lan man thêm về tê giác: Sở dĩ tê giác gần bị tuyệt chủng, chẳng qua là do những lời đồn đại từ...hồi nào không rõ :">, rằng sừng tê có tác dụng như...thần dược! Thần hay không thần, khoa học hiện nay vẫn không ngớt chứng minh rằng hoàn toàn không có những tác dụng tuyệt hảo như lời loan truyền. Họ còn cho biết, qua những nghiên cứu, thì sừng tê giác và...sừng trâu là một chín, một mười! Từ trước tới nay, nếu sừng tê giác bổ (ngửa) như thế nào thì sừng trâu cũng...bổ như thế, không kém :D !!!

Trong "Từ điển bách khoa toàn thư", đã viết về tê giác một sừng như sau:

"Rhinoceros sondaicus; tk. tê giác Java), loài thú lớn họ Tê giác (Rhinocerotidae). Dài 3,5 m; cao vai 1,6 - 1,8 m; nặng 1.600 - 2.000 kg, con đực có sừng dài 25 - 27 cm, con cái có u nhỏ hoặc không có. Chân ngắn, to, có 3 ngón có móng. Ngón chân hình bán nguyệt. Da rất dày, mặt da nổi nhiều vảy sần (mảnh da khô được lưu trữ tại Bình Phước, Bình Dương tháng 9.1998 có bề dày 16 mm; các vảy trên da hình lục giác, kích thước 15 - 20 mm). Lưng, vai và hông có nếp gấp rất lớn, chia mặt cắt da thân thành những mảng lớn. Có nếp gấp da lớn nổi lên ở cổ và trước vai.

Sừng mọc ngay trên mũi, hình thành do các lông cứng kết lại (sừng tê giác là sản phẩm của da). Ngoài loài TGMS trên, còn có TGMS Ấn Độ (R. unicornis) có sừng dài hơn 60 cm. Sừng có cả ở con đực và con cái; phía trước vai không có nếp da gấp. Trước thế kỉ 19, hai loài trên được xem là cùng loài. Đến 1822, nhà động vật học người Pháp Đêmarê (Desmaret) mới chính thức tách chúng thành 2 loài. TGMS ưa sống ở những nơi rừng rậm nhiệt đới, trên vùng đất thấp có khe suối, đầm lầy, ít người qua lại, có thể gặp ở độ cao trên 2.000 m. Ăn cỏ, lá non, cành non, mây, tre, nứa, đặc biệt là cây có gai như cam quýt.

Trước thế kỉ 19, loài TGMS có vùng phân bố trải dài với số lượng khá phong phú, có lúc chúng gây hại cho cây trồng nông nghiệp ở một số vùng. Hiện nay chỉ còn một quần thể 50 - 54 cá thể sống ở Tây Java (Java; Inđônêxia) và vài quần thể phân tán ở Đông Dương. TGMS trước đây phân bố rộng ở nhiều vùng rừng núi Việt Nam, nhưng hiện chỉ còn sót lại khoảng 5 - 7 cá thể trong vùng rừng đầm lầy ẩm ướt và ở Cát Lộc thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai). Có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần có biện pháp tổ chức bảo vệ triệt để. Là đối tượng săn bắn thể thao, nhưng do săn bắn quá mức, cùng nạn phá rừng đã nhanh chóng làm đàn tê giác bị mất dần nơi cư trú."



Nhưng theo trang web "Sciencedaily.com" năm 2006, thì sừng tê giác (phần tô đậm theo bài của "Từ điển bách khoa") chắc chắn là được cấu thành như sau:

"The horns of most animals have a bony core covered by a thin sheath of keratin, the same substance as hair and nails. Rhino horns are unique, however, because they are composed entirely of keratin...Researchers conducted CT scans on the horns at O’Bleness Memorial Hospital in Athens and found dense mineral deposits made of calcium and melanin in the middle.

The calcium deposits make the horn core harder and stronger, and the melanin protects the core from breakdown by the sun’s UV rays, the scientists report. The softer outer portion of the horn weakens with sun exposure and is worn into its distinctive shape through horn clashing and by being rubbed on the ground and vegetation. The structure of the rhino horns is similar to a pencil’s tough lead core and weaker wood periphery, which allows the horns to be honed to a sharp point.

The study also ends speculation that the horn was simply a clump of modified hair..."
. Nguồn tại đây:


Như vậy, sừng của những thú khác là kết hợp của xương rồi mới được bao lại bởi một lớp sừng (keratine). Chỉ có tê giác là động vật duy nhất có sừng được cấu thành thẳng từ chất sừng. Không phải do "các lông cứng kết lại" hoặc là..."sản phẩm của da" do suy đoán của nhân loại từ trước.

Đinh Đức Tâm 24-10-2009 07:35

cảm ơn bác kvd, đúng là con nào cũng phải cần bảo vệ cả, nhưng chúng ta đang nói trên tem, cái bloc đó là con nào thôi ạh,
vì hình dạng ko giống con tê giác java, mà lại để tên khoa học của tê giác java
eco cũng tìm hiểu thì tê giác java có 2 phân loài là:
- Rhinoceros sondaicus sondaicus, phân loài điển hình, được biết với tên Tê giác Java Indonesia, chỉ sống ở Java và Sumatra. Quần thể hiện nay còn khoảng 40-50 con, sống tại Vườn quốc gia Ujung Kulon nằm trên mũi phía Tây của đảo Java.
- Rhinoceros sondaicus annamiticus, biết với tên Tê giác Java Việt Nam hay Tê giác Việt Nam, sống ở Việt Nam, Lào, Campuchia, tới cả Thái Lan và Malaysia. Annamiticus bắt nguồn từ tên gọi Annamite của dãy Trường Sơn ở Đông Dương, một phần khu vực phân bố của loài này. Một quần thể đơn lẻ, ước lượng dưới 12 con, sống tại khu vực rừng đất thấp trong Vườn quốc gia Cát Tiên của Việt Nam.
tình hình của 2 loài này, chẳng con nào giống con trogn bloc 1988
mà các tê giác khác cũng ko có con nào giống con của bloc 1988
vậy con trong bloc 1988 là con gì? loài nào? và ở đâu? hiện còn hay ko còn?

hat_de 24-10-2009 07:42

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi ecophila (Post 83680)
...
tình hình của 2 loài này, chẳng con nào giống con trogn bloc 1988
mà các tê giác khác cũng ko có con nào giống con của bloc 1988
vậy con trong bloc 1988 là con gì? loài nào? và ở đâu? hiện còn hay ko còn?

trên block có tên KH của nó, bác tra trong Google sẽ lần ra manh mối thôi mà :D


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 16:04.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.