Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Tìm hiểu Lịch sử Bưu chính Việt Nam (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=494)
-   -   Thông tin, liên lạc trong lịch sử Việt Nam (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=1932)

Nguoitimduong 15-09-2008 16:46

Thông tin, liên lạc trong lịch sử Việt Nam
 
Khá nhiều người nhầm tưởng rằng từ khi nước ta thuộc Pháp mới bắt đầu có ngành thông tin liên lạc bằng thư từ, điện báo, điện thoại. Thực ra, từ thời Lý Thái Tôn (1028-1054), để chạy công văn, giấy tờ từ kinh thành ra các tỉnh, triều đình đã đặt ra các trạm thư, các thư tịch cũ gọi là nhà trạm.

Từ năm Quý Mùi 1043, Lý Thái Tôn đã cho phân chia các đường quan lộ ra từng cung một, mỗi cung có đặt một nhà trạm gọi là cung dịch hay là trạm dịch, để chạy công văn. Nhà trạm chuyên coi việc chạy công văn, giấy tờ từ kinh thành ra các tỉnh, lại cùng làm nơi nghỉ chân, thay ngựa, thay phu của các quan chức sai đi các việc. Mỗi cung đường dài chừng 20 cây số. Tới thời Hồ Quý Ly (1400-1407), nhà Hồ đã mở rộng thêm đường cái quan để thuận tiện việc giao thông liên lạc qua các nhà trạm. Đó chính là hoạt động của ngành bưu điện của Việt Nam thời xưa.

Khi Lê Lợi kháng chiến chống nhà Minh (1418), Trần Nguyên Hãn, lúc đó đang còn đi bán dầu, có nuôi được đôi chim bồ câu và dạy chúng biết đưa thư. Ông đem theo cả đôi chim đưa thư vào Lam Sơn theo phò Lê Lợi. Lúc đóng quân ở thành Võ Ninh, ông bị quân Minh vây chặt. Nhưng đôi chim câu ấy đã đem được thư biểu về cho Lê Lợi. Nhờ vậy, Lê Lợi đã kịp cho quân đến Võ Ninh phá giặc, giải vây cho Trần Nguyên Hãn. Đó là một thành tích đáng kể của hoạt động bưu điện của ta xưa.

Qua mỗi triều đại, đều có sự chăm lo cho việc bưu chính. Đến cuối thế kỷ 17, nhà Lê đã tổ chức hệ thống bưu chính khá chặt chẽ. Trên các quan lộ đã có 54 cung dịch. Mỗi cung có nhà trạm xây tường, lợp lá, chung quanh có hào, bốn góc đều đặt chòi canh. Mỗi trạm do một người đội trạm phụ trách, có một phó đội, 10 phu trạm và bốn con ngựa tốt. Các cung phân bố hợp lý dọc đường huyết mạch từ bắc vào nam. Đến triều Nguyễn, trạm dịch tăng lên rất nhiều bố trí theo quan lộ từ Huế vào Nam kỳ và từ Huế ra Bắc thành (Hà Nội). Những viên chức nhà trạm thuộc Bộ binh trông nom, hưởng lương như lính và được miễn mọi tạp dịch. ở các tỉnh thì nhà án sát phát lương và giao công việc cho họ. Tại kinh đô Thăng Long có Trạm Hà Trung, nay còn dấu tích là phố Ngõ Trạm, giáp phố Hà Trung, gần chợ Hàng Da.

Lính trạm ăn mặc như người dân thường, chỉ khác là khi đi công vụ họ có đeo chuông hoặc cái nhạc trên vai. Như thế để mọi người biết mà tránh cho lính trạm đi không bị cản vướng. Qua đò, qua sông, bao giờ lính trạm cũng được đi trước. Lính trạm thường phải đi bộ, có việc khẩn mới được dùng ngựa. Người lính trạm cưỡi ngựa, để không bị ai cản trở trên đường, thường tay cầm một nắm lông gà hoặc một bó đuốc cháy dở để làm hiệu cho mọi người phải tránh. Có tục: phải tránh hòn than, lông gà là do từ sự phải tránh lính trạm đi ngựa. Cũng do đó mà có việc phê hai chữ hỏa tốc vào những công văn khẩn cấp. Đặc biệt, phu trạm đem tin chiến trường về kinh còn cầm thêm lá cờ lệnh mầu đỏ. Đến thời Nguyễn, hoạt động bưu chính lại kiện toàn thêm một bước. Công văn chuyển đi phải đựng trong ống tre to, gọi là ống công văn, hai đầu có buộc dây, gắn nhựa thông, đóng dấu kỹ lưỡng. Lính trạm có đeo hỏa bài trên cổ, báo hiệu đi gấp. Hỏa bài làm bằng gỗ sơn trắng viền đỏ, có khắc chữ mỗ huyện hỏa bài. Phu trạm là những người dai sức chạy bộ giỏi. Họ làm việc chạy chuyển công văn từ Huế ra Hà Nội, đường dài 700 cây số, mà chỉ trong 8 ngày là tới.

Cho đến thời Pháp thuộc, ở nước ta bắt đầu có tổ chức bưu điện, bưu chính theo kiểu châu Âu. Ngày 11-4-1860, thủy quân Pháp đã mở bưu cục đầu tiên ở Việt Nam, nhưng mới dùng trong nội bộ binh lính viễn chinh. Hai năm sau, ngày 17-3-1862, đường dây thép đầu tiên được khánh thành là đường dây thép Sài Gòn - Biên Hòa. Bức điện tín đầu tiên được đánh đi từ Biên Hòa lúc 6 giờ 53 phút, đúng 3 phút sau, ở Sài Gòn, tướng Bonard nhận được. Sở Bưu điện Sài Gòn khánh thành ngày 31-1-1863 nhưng chỉ để cho chính quyền sử dụng. Đến đầu năm 1864, cùng với việc phát hành đợt tem thư đầu tiên, dân chúng được sử dụng bưu điện. Khi đó, người ta chưa quen dùng bưu điện, nên cả vùng Sài Gòn chỉ có duy nhất một ông bưu tá. Mỗi ngày ông bưu tá đi hai chuyến thư bằng một chiếc xe kéo. Ông ngồi nghễu nghện trên xe, dừng trước mỗi nhà có thư tín, ông dõng dạc kêu tên gia chủ ra nhận thư tín, nghe trịnh trọng như kêu danh các sĩ tử thi đỗ thời xưa.

Đấy là những bước đi ban đầu của bưu điện, bưu chính nước ta.
--- Lưu Anh (lichsuvn.info)---

hat_de 15-09-2008 16:58

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi Nguoitimduong (Post 16361)
Khá nhiều người nhầm tưởng rằng từ khi nước ta thuộc Pháp mới bắt đầu có ngành thông tin liên lạc bằng thư từ, điện báo, điện thoại. Thực ra, từ thời Lý Thái Tôn (1028-1054), để chạy công văn, giấy tờ từ kinh thành ra các tỉnh, triều đình đã đặt ra các trạm thư, các thư tịch cũ gọi là nhà trạm.[/RIGHT]

nhìu người lầm nhưng mình ko lầm
vì về bản chất, thông tin liên lạc là 1 nhu cầu có từ lâu lắm rùi, từ trước khi có tem, trước khi con người phát minh ra chữ

bất kì ai tư duy lô-gic và hệ thống 1 chút là có thể hiểu được

nói về bì và những dụng cụ tương tự, ai có phong bì tiền tem của VN thì post lên, quý hiếm phải biết.

Hình như anh Tạ Phi Long có :D

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 16372)


Không hiểu anh Long có tham gia diễn đàn không, hy vọng anh ấy chia sẻ kinh nghiệm.



anh Long là 1 cao thủ
nhưng anh ấy bận quá
anh Long có web tem riêng, và quan tâm tới làng tem nhiều, xong ko tham gia diễn đàn nào cả ạ


Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 16376)
???
Tôi chỉ biết hình như anh ấy có Store riêng ở eBay thôi!

trên ebay là mua bán, giống các cao thủ khác
trang của anh Long ko có diễn đàn
lâu rồi ko vào em cũng ko nhớ nữa, hy vọng nó vẫn còn ở đâu đó, mà anh ấy bận chắc cũng ko chăm lo cho nó được

năm 2005 tại Hn co bày bộ tem danh dự của ảnh, anh cũng có ra dự, tiếc là ngày đó mình ko hiểu lắm về những vật phẩm quý mà ảnh bày

Nguoitimduong 15-09-2008 17:11

1 File đính kèm
Giới thiệu hình ảnh :
http://www.maths.bris.ac.uk/%7Ehb026...nam/cuba19.JPG

Hình ảnh người phu trạm VN trên tem Cuba

File Đính Kèm 12707

Hình ảnh người phu trạm VN trên tem VNCH



vnmission 15-09-2008 17:18

1 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi hat_de (Post 16366)
Hình như anh Tạ Phi Long có :D

Cảm ơn NTD mở ra mục rất mới này, nhưng làm sao move phần liên quan sang đây thì tốt quá.

Không hiểu anh Long có tham gia diễn đàn không, hy vọng anh ấy chia sẻ kinh nghiệm.

Các bạn đoán con tem này đáng giá bao nhiêu?

File Đính Kèm 12709

Đang được rao bán với giá KHÔNG thể chấp nhận được: 115 EUR! Tem Pháp (Yvert #62), huỷ tại Sài Gòn 9/12/1876

vnmission 15-09-2008 17:24

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi hat_de (Post 16373)
anh Long có web tem riêng

???
Tôi chỉ biết hình như anh ấy có Store riêng ở eBay thôi. Quảng cáo không công đây:

http://stores.ebay.com/Philatelyphil...QQftidZ2QQtZkm

vnmission 15-09-2008 18:03

2 File đính kèm
Yvert gán cho con tem Annam - Tonkin này số 2c.

Tôi tìm mãi không thấy, nhờ các bạn xem giúp chữ ký ở mặt sau con tem này là của ai? Thanks!

File Đính Kèm 12710File Đính Kèm 12711

Được rao bán với giá có vẻ chấp nhận được (30 EUR), nhưng dấu in đè và dấu hủy rất nhiều khả năng là giả!

vnmission 16-09-2008 16:57

1 File đính kèm
Trông có vẻ giống chữ này:


Nếu đúng, đây nhiều khả năng là tem xịn!

vnmission 16-09-2008 17:12

Chữ ký cho tem thật, hay cho tem giả?
 
1 File đính kèm
Đây là chữ ký (dấu) của Franz Pfenninger, một chuyên gia hình như tương đối có tiếng về tem Đức và tem Pháp, kể cả thuộc địa Pháp:


Điều làm tôi hết sức phân vân khi đọc giới thiệu về Pfenninger tại trang filatelia: không hiểu tem có chữ ký này thì là tem xịn, hay là tem giả? Mời các bác xem ở đây: http://www.filatelia.fi/experts/all.html .

Cụ thể, họ chỉ viết thế này:

Pfenninger, Franz (forged...)

vnmission 16-09-2008 17:51

1 File đính kèm
Tôi đoán: chữ ký trên là thật, dành cho tem thật; trang filatelia muốn giới thiệu 2 chữ ký RỞM của Pfenninger, nhưng thiếu mất một chữ, nên chỉ còn chữ này:


Mong các bạn cho thêm ý kiến. Thanks!

vnmission 17-09-2008 10:15

Chữ ký giả
 
Trở lại vấn đề mà NTD đã nêu một lần: làm giả chữ ký của các chuyên gia. Để đối phó, ông Calves chỉ ký vào mặt sau con tem ở một vị trí nhất định:
  • Đối với tem sống: phía dưới, ở giữa;
  • Đối với tem chết có in đè (overprint): phía dưới, bên phải;
  • Đối với tem chết không có in đè: phái dưới, bên trái.
Cách ký như vậy tránh được một số trường hợp giả mạo (như lấy chữ ký đối với tem sống, sau đó mới in đè, đóng dấu hủy giả). Tuy nhiên, thông tin này chưa được khẳng định.


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 12:29.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.