Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Đàm Mạnh - Tối thứ bảy (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=587)
-   -   CÁC THẮC MẮC TRONG NHỮNG NĂM STT (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=14088)

dammanh 07-05-2016 17:54

CÁC THẮC MẮC TRONG NHỮNG NĂM STT
 

Các bác và các bạn thân mến!
Những câu chuyện kể về tem chắc cũng đủ để cho chúng ta thấy STT là một lĩnh vực có nhiều hấp dẫn.Là một thú vui lành mạnh góp chung vào làng sưu tầm giúp chúng ta rèn luyên tính cách và trau dồi tri thức bán thân,giảm stress sau những giờ làm viêc mệt nhọc,nâng cao tầm hiểu biết về tri thức mọi mặt.STT về ngoài những đặc tính chung như đã thấy trong thế giới ST, nó còn có nét riêng rất hấp dẫn trong thế giới hội nhập ngày nay như quảng bá đất nước ,quảng bá du lịch giáo dục người dân nhất là thanh thiếu niên tinh thần yêu nước,dân tộc,ý thức bảo vệ môi trường,bảo vệ các di sản thiên nhiên và di sản của đất nước mà ông cha ta tổ tiên đã giữ và bảo vệ hàng nghin năm nay.
Tuy nhiên không ai hiểu tất cả.Trong những năm STT dammanh cũng có bao nhiêu thắc mắc,muốn trao đổi và tâm sự với các bạn,chúng ta cùng giải đáp nhé!


dammanh 07-05-2016 22:24

Thăc mắc thứ 1
 
7 File đính kèm
TEM HCT GIẤY DÓ MÊNH GIÁ 5 Đ (P/H 1949) IN ĐÈ 0,100 kg THOC
Tìm hiểu qua 5 danh mục tem VNDCCH:
-.CATALOG do CTT phát hành 2006 về tem VNDCCH & CHXHCNVN từ 1945 – 2005
-CATALOG MICHEL về tem VIỆT NAM đến 1990 p/h 1991 và p/h 1995,1999 và 2003
- CATALOG TEM VNDCCH do TRẦN NGUYÊN BIÊN SOẠN,HỘI TEM VN P/H 1991
- CATALOG YVERT 1994 của PHÁP Phát hành 1995.
-TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TEM CHƠI do NSTT ĐÀM TRUNG THIỆN BIÊN SOẠN NĂM 2000.
- Quan điểm của bản thân.
1. Cả 3 danh mục nêu trên đều biên soạn có phát hành cả 2 mẫu tem in đè 0,100 kg thoc.Còn ý kiến của NSTT DÀM TRUNG THIỆN thấy xuất hiện trên thị trường,nhưng không có báo nào đăng có p/h 2 con tem in đè 0,100 kg thoc.theo sắc lệnh nào??? Riêng Yvert không công nhận có 2 con tem này!
2. Về ngày tháng phát hành,không danh mục nào đưa cụ thể.Danh mục CTT và danh mục của TN ghi. P/H 1954 và 2 tem in đè giá thóc p/h trước tem in đè 50đ trên tem 5 đồng đỏ.Còn danh mục M ghi p/h 1955 và ý kiến NSTT ĐÀM TRUNG THIỆN ghi rõ đầu năm 1955 ông và gia đình từ MN trở lại MB,thời điểm đó tại hà nội bưu điệnbắt đầu bán ra 3 tem HCT giấy dó,ít lâu sau thấy xuất hiện tem in đè 0,100 kg thoc.Như vậy ông đồng quan điểm với MICHEL tem giấy dó p/h 1955 và tem in đè thóc p/h sau tem in đè 50 đồng
3.Về hình ảnh danh mục CTT đưa hình ảnh cả 2 tem in đè thoc,nhưng con temm mệnh giá 2 đồng chữ thoc có dấu sắc còn tem mệnh giá 5 đồng chữ thoc không có dấu sắc.Danh mục TN & MICHEL chỉ đưa hình ảnh tem mệnh giá 2 đồng in đè thóc và là tem có dấu,chữ thóc có dấu sắc.Theo nhận định của NSTT ĐTT tại thời điểm 1955 do bán đồng thời cả tem chưa và đã in đè mà con in đè 50 đồng giá gấp 100 lần con chưa in đè,in đè lại theo pp thủ công –quá dẽ làm giả nên tem in đè dấu giả tràn lan trên thị trường ko thể phân định được.
4.Về số lượng p/h ko một danh mục nào đưa ra cả.SL tem chưa in đè con tem mệnh giá 2 đ đã p/h 3 triệu bản còn con tem mệnh giá 5 đ đã p/h 5 triệu bản.( theo danh mục TN)
5.Tôi còn nhớ trước năm 1970 việc tìm kiếm con tem mệnh giá 5 đồng in đè thóc ko thể mua từ bưu điện,đặc biệt nguyên tờ càng ko có.Sau thống nhất xuất hiện tràn lan trên thị trường,mua nguyên tờ cũng chỉ có 3 mẫu – 2 mẫu chưa in đè và mẫu in đè 50đ (bản thân tôi đã mua qua tay nguyên tờ mõi loại 16 tờ )
6.Tem in giá thóc theo danh mục CTT,MICHEL,TN Ghi là tem sự vụ,riêng ghi chép của bố tôi có viết rõ năm 1955 tem ghi giá thóc nhưng bưu điện vãn bán ra và tính mệnh giá 1 đồng = mệnh giá 0,100kg thóc và bán là 1 xu (năm 1955)
7.Quan điểm của cá nhân:
Cái mốc quan trọng là ngày phát hành.Tôi thiên về tài liệu Michel và những ghi chép của bố tôi.TEM HCT GIẤY DÓ IN ĐÈ THOC P/H NĂM 1955,có nghĩa phát hành sau tem ĐBP 0,600 kg thóc và phát hành sau tem HCT giấy dó in đè 50 đồng.
-Tem HCT giây dó mệnh giá 5 đồng đã lấy ra rất nhiều in đè 50đ (có loại chữ to,chữ nhỏ -không biết dấu nào thật rởm) cân đối với số in tương xứng 3 loại (2 mẫu ko in đè và mẫu in đè 50 đ)
-Đã có con tem 0,600 kg thóc ĐBP,Chỉ cần con tem nâu in đè thóc là đủ.Hơn nữa lấy 2 tem
Khác mệnh giá cùng in đè 0,100 kg có sai về nguyên tắc tài chinh ko?
-Đến nay tôi vẫn không rõ dấu in đè nào là chuẩn xác
-CTT đưa tem đỏ in đè thiếu dấu săc,có nghĩa không in đồng thời con đỏ và con nâu,có chăng con tem đỏ in đè có số phận giống tem HỒNG NHUNG & HÒNG BẠCH in đè 50 xu – tem HỒNG BẠCH là ko p/h.
- Tài liệu của Theo Klewitz p/h 1955 không nói đến tem HCT giấy dó in đè 0,100 kg thóc
TEM HCT GIẤY DÓ MỆNH GIÁ 5 ĐỒNG IN ĐÈ 0,100 KG THÓC LÀ TEM KHÔNG PHÁT HÀNH
Ngày 30-04-2016 tại Warzaw



dammanh 07-05-2016 22:27

1 File đính kèm

DANH MỤC DO CTT PHÁT HÀNH 2006

File Đính Kèm 204374

dammanh 13-06-2016 00:09

Thắc mắc thứ 2 trong dòng tem VNDCCH
 
Gián đoạn một thời gian ,xin lỗi các bác và các bạn nhiều.Nay dammanh xin tiếp tục.Thắc mắc này có liên quan đến bộ tem HỒ CHỦ TỊCH BẢN ĐỒ In đè đổi giá



TEM HCT BẢN ĐỒ IN ĐÈ GIÁ TRONG KHUNG CHỮ NHẬT THỰC SỰ CÓ ĐƯỢC PHÁT HÀNH KHÔNG?

Năm 1951 chính phủ VNDCCH quyết định đổi tiền tài chính sang tiền ngân hàng (10đ tiền tài chính-tiền cũ bằng 1 đ tiền ngân hàng -tiền mới).Để sử dụng tem HCT bản đồ p/h năm 1951 in theo giá tiền cũ ,năm 1954-1955 có in đè thủ công sang tiền mới với 3 dạng
1.in đè dang 10đ và 20đ (đỏ,đen,lam)
2. in đè dạng 10đ NH và 20đ NH (đỏ ,đen,lam)
3.in đè dạng 10đ và 20đ trong khung chữ nhật (đỏ,đen)
Đó là các dạng in đè có xuất hiện trên thị trường.Một điều tôi thắc mắc là các danh mục tem mỗi DM nói một khác.
Danh mục CTT ghi rõ chỉ có 2 dạng in đè 1 & 2 và in đè thủ công mầu mực đỏ,đen,lam.Loại 1 in vào vị trí góc dưới bên phải của tem còn loại 2 in đè vào góc trên bên phải của tem. Tem in đè p/h 1954.
Danh mục của TN ghi rõ có 3 loại in đè 1,2 & 3.P/h năm 1954-1955 và ghi rất rõ loại mực gì với từng dạng in đè (??)
dạng 1 loai 10đ chỉ có mầu đỏ và 20đ chỉ có mầu lam
dạng 2 có đủ 3 mầu
dạng 3 có mầu đỏ và đen
Danh mục Michel ghi rõ có 3 dạng in đè và ghi rõ tỷ mỷ các in đè lỗi (chú ý) và có các mực đỏ,đen và lam với dạng mẫu 1 & 2 phát hành tháng 10-1954 còn dạng 3 phát hành 05-1956 ghi rõ mực mầu gì và trên tem không răng xanh và nâu ,có răng trên tem xanh,nâu và đỏ
Danh mục Yvert&telier không đề cập đến tem này,họ để lửng ,có nghĩa chưa đủ thông tin để có kết luận chính xác.
Tài liệu của NSTT Đàm Trung Thiện khi đề cập tem HCT bản đồ,không đề cập cụ thể loại in đè nào thật hay giả mà chỉ liệt kê các dạng tem in đè thủ công mà ông đã từng gặp trong hơn 60 năm stt và kinh doanh tem của mình .Nhưng ông cũng đưa ra một nhận xét khi đề cập con tem HCT bản đồ đỏ mệnh giá 200đ không răng (việc dập răng hoàn toàn thủ công,không có kế hoạch cụ thể ,chính xác nào cả.Tem dập răng cưa lấy tem không răng trong kho,đầu tiên tem 200đ đỏ,dập răng hêt,mục đích tiện cho sử dụng.Sau khi dập hết mới lấy tem nâu và xanh mẹnh giá 100đ với số lượng tương đương lượng tem 200đ dập vì thế tem 200đ đỏ không còn không răng còn tem 100đ thì còn không răng mỗi loại ½ số lượng
Việc in đè đổi giá cũng tiến hành như vậy
Ông cũng đề cập lý do in đè loại 1,thực chất do thủ công và cảm tính.Lúc đầu in cả mực đen,lam,đỏ nhưng thấy trên tem đỏ in mực đỏ khó nhìn,còn trên tem xanh và nâu in mực lam,đen khó nhìn do vậy tem 200đ in mực đen còn tem 100đ in mực đỏ.Đến loại 2 vẫn in đè cả 3 loại mực in (tính thủ công)_ đây là lý do vì sao danh mục Michel đưa ra in đè lỗi.
Năm 1970-1971,nhờ ông Hùng sỹ quan hải quân giới thiệu,bố tôi có mua lại từ môt cán bộ bưu điện tỉnh thanh hóa toàn bộ số tem HCT in đè,còn tồn trong kho bưu điện Thanh hóa.Tôi cùng bố tôi soạn lô tem này sau bán hầu hết sô tem này cho bác Vũ Thắng,nghe nói bác Vũ thắng đã gửi hết sang Pháp cho bố bác T. ở bên Pháp.Tôi còn nhớ số tem gần nghìn con đủ loại mực đen,đỏ,lam in góc trái ,góc phải nhưng tuyệt đối chỉ có 2 dạng 1&2.Dạng 3 không có!! Sau đó một thời gian(tôi nhớ rõ sự kiện theo t/g) trên thị trường Hà nội mới xuất hiện tem HCT bản đò dạng 3,mà chỉ có tem mệnh giá 200đ in đè đổi giá mực đen dạng 3….đến năm 1975 sau thống nhất thì có cả in đè dạng 3 cả tem mệnh giá 100đ.
KẾT LUẬN ;
Cũng như tem HCT giấy dó,tem HCT bản đồ,in đè này không chỉ có tính THỦ CÔNG mà còn có tính ĐỊA LÝ SÂU SẮC.Hoạt động bưu chính VNDCCH chia ra 3 vùng rõ rệt,đôc lập và do đó có tính chất rất riêng về tem p/h và sử dụng ( trong thời gian 9 năm kháng chiến đến khi hiệp định Genever được ký kết mới có tính thống nhất từ bộ chiến thắng ĐBP 10-1954)




Tính địa lý có thể lý giải như sau:
1.khu việt bắc – tây bắc –vùng tự do đồng bằng bắc bộ (chủ yêu hoạt động bưu chính là ở vùng tự do đồng bằng bắc bộ )
2.vùng tự do ở đồng bằng và miền núi Thanh Nghệ Tĩnh (độc lập)
3.vùng liên khu 5 và liên khu 4.
Giữa vùng 1 & 2 còn liên hệ chứ vùng 3 hoàn toàn độc lập.
Chính vì thế mới có 2 nhận định khác nhau.Theo tài liệu của Anh có thông tin tem in đè giá thóc trên tem HCT giấy dó chỉ sử dụng vùng HÀ ĐÔNG,HÀ NAM.. và cũng trên lập luận đó tem HCT bản đồ in đè giá dạng 3 cũng trên vùng đồng bằng bắc bộ.
Theo tôi tem HCT bản đồ in đè chỉ có dạng 1 & 2,như thông tin CTT đưa ra(Dạng 3 hoàn toàn đưa ra sau này do một ai đó sáng chế ra)
Hơn nữa nếu chú ý đến format thì vào thời gian này có tem thiếu cước HCT bản đồ in đè TT,không bao giờ làm in đè có format tương tự nhau như vậy!!
Cho đến thời gian này tôi chưa thấy bì thực gửi nào có dán tem HCT giấy dó in đè thóc và tem HCT bản đồ in đè dạng 3.
Nói tóm lại do hoàn cảnh kháng chiến và kinh tế khó khăn của nước VNDCCH,Bưu chính VNDCCH có rất nhiều đặc điểm riêng.
-Tính thủ công trong sx tem bưu chính (giai đoạn đầu )
-Tính địa lý trong phân phối,sử dụng và tính cước phí (giai đoạn 1945-1954)
-Tính không kế hoạch trong lưu trữ,bảo quản và số lượng phát hành cũng như t/g phát hành (giai đoạn đầu )


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 19:23.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.