Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=15)
-   -   CHANH THAU CUC ?! (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=9853)

vnmission 06-04-2012 23:09

CHANH THAU CUC ?!
 
4 File đính kèm
Tôi muốn mở thread này đã lâu, loanh quanh chỉ vì câu viết này của bác wwf_stamp:
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi wwf_stamp (Post 83153)
Các bì thư có con dấu Hanoi Chanh Thau cuc - Buu tin theo ý kiến của tui thì có cái thật, có cái giả. Con dấu Hanoi Chanh Buu Cuc - Bac bo thì nhiều nghi vấn lắm

Chỉ tiếc là những threads đã mở ra được ít bạn hưởng ứng quá, mà độc thoại không chán có họa là say. Phải có người quan tâm, đặt câu hỏi, tỏ nghi vấn, bình luận hay chê bai, thì mới thành "diễn đàn" chứ. Tôi nghiệm ra, nhìn chung không có tranh luận, không có tiến bộ.

Tôi sẽ viết lung tung những gì mình chợt nghĩ, mong không đến nỗi quá tẻ.

Làm thế nào để có thể nay mai, hay 1-2 năm nữa, có thể trả lời dứt khoát nghi vấn mà bác wwf_stamp đã nêu lên? Theo tôi thì có thể mon men dần thông qua:

1. So sánh các vật phẩm và nhật ấn với nhau: có rất nhiều, quanh quẩn chỉ có 3 loại dấu HANOI CHANH THAU CUC: BUU TIN, BAC BO và NGAN PHIEU.

File Đính Kèm 162578
Bì thư của "Tam dân chủ nghĩa thanh niên đoàn" - một tổ chức của quân Tưởng - gửi Lãnh sự Tàu, Hải Phòng

File Đính Kèm 162579
Mặt sau bì thư có chữ Hán mầu đỏ "Tam dân chủ nghĩa thanh niên đoàn" chứng tỏ đây là bì chính thức của tổ chức trên.

2. Tìm kiếm bài viết, đánh giá của những người đi trước: ngoài trang web imnaha và khoảng 1 trang của Desrousseaux, tôi chưa thấy tài liệu nào.

File Đính Kèm 162581
Hình minh họa duy nhất của J. Desroussaeaux

3. Tìm hiểu về dấu "SAIGON CHANH THAU CUC": tôi chỉ nghe nói mà chưa từng thấy.

4. So sánh với các dấu "HANOI R.P." trước 1945: Cái này không vô ích, vì dù chỉ có 3 loại dấu HANOI CHANH THAU CUC, các dấu vết khác trong nhật ấn, nhất là dấu hoa thị (*), rất khác nhau.

File Đính Kèm 162580
Một số nhật ấn BAC BO khác nhau

5. Bới tung mọi tài liệu lưu trữ, kể cả về khả năng "Recette Principale" được dịch thành "chánh thâu cục": cần phải có tâm huyết và thời gian.

6. Tìm tận gốc các tem, vật phẩm giả: đây là cách mà cụ Thiện trước đây, ông Cartafalsa sau này, từng sử dụng.

Còn cách nào nữa có thể hướng tới giải quyết triệt để vấn đề này???

ngotthuha231 06-04-2012 23:14

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 160720)
Còn cách nào nữa có thể hướng tới giải quyết triệt để vấn đề này???

Giám định tuổi mực. :)

P/s: Cháu log out rồi mà thương chú độc thoại nên mới vào đó. ;))

ThinhVuongVu 08-04-2012 09:50

Bì thư con dấu " Hà Nội chánh thâu cục " vừa kết thúc
 
Một bì thư con dấu " Hà Nội chánh thâu cục " vừa kết thúc đêm qua với giá 98 usd . Bì thư nhìn là lạ :">

Hỏi thăm bác Vnmission , Hà Nội xưa có con đường CHÙA MỘT CỘT và số 42 không ? ( địa chỉ của phong bì vừa đấu giá )


http://i1075.photobucket.com/albums/...anhthaucuc.jpg


http://i1075.photobucket.com/albums/...hanhthaucc.jpg

So sánh hai dấu số 1 và số 2 " Hà nội chánh thâu cục " hoàn toàn không trùng khớp . Chắc chắn 1 trong 2 sẽ là con dấu giả . Hoặc cả 2 giả.
So sánh 2 con dấu trên với các con dấu còn lại ( dãy con dấu số 3 ). Thật sự trong ta có cảm giác không an tâm .
Vơí kiểu chế tác như thế này ( forgery ) thì con Tem Việt Nam làm sao có chỗ đứng trên thế giới . Vô hình chung những người đang làm giả bì thực gửi , giả FDC đang hủy hoại hình ảnh con tem Việt Nam .
Những người này là ai ? Họ hiểu biết về tem rất tốt và có thể là nhà sưu tập chuyên sâu làm cố vấn cho kẻ làm mộc giả . Dân ngoài sưu tâp không thể nào biết chế tác con dấu như thế , cách trình bày dán con tem đẹp , hoặc chừa lại lề trên 1 con tem.... :(

vnmission 12-04-2012 22:32

3 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi ThinhVuongVu (Post 160792)
So sánh hai dấu số 1 và số 2 " Hà nội chánh thâu cục " hoàn toàn không trùng khớp .

@ bạn TVV,

Tôi thì thấy hơi khác, vì 2 con dấu đó RẤT giống nhau, và cũng giống khá nhiều con dấu BUU TIN khác:


Trích dẫn:

Nguyên văn bởi ThinhVuongVu (Post 160792)
Vơí kiểu chế tác như thế này ( forgery ) thì

Tôi nghĩ có lẽ chúng ta nên cố gắng tránh đưa ra kết luận có thể là vội vã!

Bì thư thực gửi thời kỳ 1945-46 dùng tem in đè rất hiếm, nhưng bì sưu tập thì nhiều.


Tôi nghĩ điều này cũng dễ hiểu, vì có người bán và mua tem, đương nhiên có người làm bì thư sưu tập.

Còn đây chắc chắn là nhật ấn giả, trông con dấu khác hẳn:

File Đính Kèm 163349
(hình từ bộ sưu tập Kahane)

Lý do: bộ tem trên chính thức đến ngày 02-9-1946 mới phát hành (thực tế thì còn chậm hơn).

dammanh 13-04-2012 11:15

Theo thông tin Dammanh được biết thi vào những năm 1950-1953,cụ CHINH nhà sưu tầm tem và buôn tem ở HÀ NỘI có chế tác ra các tem CTO đông dương in đè dấu chanh thâu cuc!Dammanh có lưu giữ một số tem mẫu đã giới thiệu trong mục sau
http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=8919
Bạn nào có nguyên khối tem đủ con dấu xin chia sẻ trên d/d!Rất cám ơn!

vnmission 13-04-2012 21:05

8 File đính kèm
@ bác Mạnh,

Bác tham khảo một số hình ảnh mà em thu lượm được nhé, rất mong được biết ý kiến của bác!


Block tem Indochine cũng có dấu này?

ThinhVuongVu 14-04-2012 08:05

Chào anh Vnmission , cám ơn anh đã góp ý
Vì phong bì trình bày đẹp mới và thao tác 2 hình chồng lên nhau không kỹ nên TVV kết luận vội vã

http://i1075.photobucket.com/albums/...07/sosanh3.jpg
Lấy 2 dấu nhỏ cho hình chồng lên nhau
Hình lớn 2 dấu đã chồng lên nhau (cho kết quả khớp )

http://i1075.photobucket.com/albums/...daulen3dau.jpg
Chồng dấu nhật ấn lên các dấu , cho kết quả như hình
Một lần nữa cám ơn anh vnmission

vnmission 14-04-2012 08:39

1 File đính kèm
TVV ơi, bạn dùng chương trình nào mà hay thế, dạy tôi với!

Tôi nghĩ điều cần lưu ý là hình của J. Desrousseaux còn rất nhiều nghi ngờ, không nên coi chúng là chuẩn (đặc biệt với các nhật ấn "NGA-KHE", "HA-NOI TRUNG-UONG"), chỉ để tham khảo thôi.

Đúng như bạn Hà nhận xét, một cách khoa học để tìm hiểu là xác định niên đại mực in. Tuy nhiên với những mẫu nhật ấn được làm giả từ khá lâu như hình của bác Mạnh thì... cách này cũng khó!


Bác Mạnh ơi, bác có thể scan mấy mẫu nhật ấn này rõ hơn được không ạ?

vnmission 14-04-2012 11:13

5 File đính kèm
Nhật ấn "CHANH THAU CUC" - nếu có thật - xuất phát từ đâu?

Ông sếp bồn chồn, vì hôm nay là ngày 8-10-1954:

File Đính Kèm 163462

"Hoan nghênh Quý vị an tọa, chúng tôi xin phép được bàn giao! "

File Đính Kèm 163463

"Cái ghế này hôm nay hơi nóng, tôi xin phép đứng để trình bày với Quý vị!"

File Đính Kèm 163464

"Vậy xin coi như tôi đã hoàn tất bổn phận của mình, kính mời Quý Ông chuyển sang đây ngồi cho đúng chỗ!"

File Đính Kèm 163465

Đó là ông sếp, Nha Giám đốc Bưu điện Bắc Việt!

File Đính Kèm 163466

dammanh 14-04-2012 11:50

5 File đính kèm
Trên tem CTO này chắc con dấu tự chế tác HÀ NỘI CHANH THAU CUC và HA NOI TRUNG UONG ??? con số năm 46 khác hăn trên dấu nhật ấn của bì thư trên?



vnmission 14-04-2012 13:32

9 File đính kèm
@ bác Mạnh,

Em thấy mấy nhật ấn đó cũng rất săc nét, khác hẳn con dấu 19-5-46 giả.


Mấy bì sưu tập ex-Kahane, đều nhật ấn "HANOI CHANH-THAU-CUC / BUU-TIN":


Không loại trừ khả năng dấu "bưu tín" được làm ra chủ yếu để phục vụ một dịch vụ đặc biệt nào đó, có thể là "điện tín". Những người không chuyên xin đóng dấu này lên bì thư sưu tập của mình, coi như cũng được việc. Còn dấu "HANOI CHANH THAU CUC / BAC BO" - tương đương với nhật ấn "HANOI R.P. / TONKIN" trước đây - mới thực sự là dấu dùng cho các loại thư từ thực gửi?

Bì thư gửi Cụ Huỳnh Thúc Kháng, thuộc sở hữu của ông Ron Bentley.

File Đính Kèm 163491

File Đính Kèm 163492

Ngoài hai loại dấu trên, còn thấy có dấu "HANOI CHANH THAU CUC / NGAN PHIEU", có lẽ dành riêng chủ yếu cho các dịch vụ chuyển (hoặc thu, nộp) tiền?

Một bì thư của imnaha (hình như đã được sang tay):

File Đính Kèm 163493

File Đính Kèm 163494

vnmission 14-04-2012 14:23

7 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 161325)
Không loại trừ khả năng dấu "bưu tín" được làm ra chủ yếu để phục vụ một dịch vụ đặc biệt nào đó, có thể là "điện tín".

Có lẽ khả năng lớn hơn phải là một dịch vụ gì đó mà người ta KHÔNG cần quan tâm đến thời gian trong ngày khi dịch vụ đó được xử lý. Vì vậy, trong bản thân nhật ấn, chỗ được dành để ghi giờ giấc được thay bằng dấu sao *.

Cũng vì lý do này, trong số 6 con dấu BAC BO đã đưa hình ở trên, tôi đoán các dấu số 1, 2, 3 và 5 có thể là thật, dấu số 4 và 6 là giả. Xin lưu ý, nhật ấn số 6 là hình lấy từ cuốn sách của Desrousseaux.


Đây là một số bì thư tôi tin là dấu giả:


Lưu ý, các dấu giả đều có gạch ngang giữa 2 cụm chữ CHANH-THAU-CUC và BAC-BO, trong khi các nhật ấn BAC BO trên đều không có dấu gạch ngang này.

Dường như các con dấu này đều được khắc theo hình trong sách của Desroussaeux, cũng tương tự như đối với dấu "NGA-KHE" mắt bò vậy!

dammanh 15-04-2012 00:47

Bác Vnmission thân mến!
Trong chuyến về thăm cố hương vừa qua,Dammanh có may mắn được xem 2 anbum tem VNDCCH đóng dấu. Anbum 1 của một cán bộ cách mạng và người con đã tặng Dammanh, trong đó có các tem CTO giới thiệu trên và một số tem dấu hà nội 1,hải phòng đặc biệt..còn anbum 2 của anh bạn là kỷ vật của người cha-một thương gia hà nội để lại.Anbum 2 Dammanh chỉ được xem,trong đó có 11 tem đông dương in đè dấu CTO.theo anh bạn nói các tem đóng dấu ngoài bóc từ bì thư ,còn ông cụ mua trong túi tem trộn bán ở hiệu sách ngoại văn-tràng tiền trong những năm HÀ NỘI vừa giải phóng...
Theo quan điểm cá nhân:
Dấu nhật ấn HÀ NỘI CHÁNH THÂU CỤC là có thật!Đây là cơ sở xuất hiện các dấu giả.
Trong các hình ảnh tem CTO bác VNMISSION đưa lên tờ tem in đè CỨU ĐÓI đáng quan tâm nhất!Cụ CHINH hay các NST tem lúc đó không dại gì đóng dấu hủy cả tờ tem quý! Chỉ có khả năng bưu điện đóng dấu hủy...thì đúng là dấu thật!
Ngày tháng trên dấu hủy dường như đúng ngày phát hành-ngày bưu điện bờ hồ bán tem này ra...người làm con dấu giả lúc đó chắc không nghĩ đến phải đúng ngày phát hành . Vậy nếu đây có thể là các mẫu lưu trữ của bưu điện về tem in đè thì đây chính là các tem CTO chính thức đầu tiên của dòng tem VNDCCH
Cuối cùng rất cám ơn bác Vnmission rất nhiều!Nếu có thể bác cho biết nguồn gốc các ảnh đó..và bút tích chì dường như khá quen thuộc...

vnmission 15-04-2012 18:07

4 File đính kèm
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi dammanh (Post 161396)
Nếu có thể bác cho biết nguồn gốc các ảnh đó..và bút tích chì dường như khá quen thuộc...

Kính bác Mạnh, mấy bức ảnh đó thuộc bộ ảnh "Những ngày cuối cùng của Hà Nội", bản quyền của Life, một tạp chí của Mỹ. Người chụp là phóng viên Howard Sochurek, bác có thể tham khảo nhiều ảnh có giá trị tại đây:

http://images.google.com/hosted/life...895974d0c.html

Một ảnh phía trong bưu điện Hà Nội (hình như phía đường Lê Thạch hiện nay):


Mấy khối 4 này thì quả thực em không nhớ đã được rao bán trên trang web nào, nhưng hình như không phải ebay hay delcampe.


Về nhật ấn trên dấu CTO, so với ngày phát hành theo ghi nhận của Desrousseaux thì sau tối thiểu khoảng 5 ngày bác ạ, đặc biệt không thấy dấu nào trước ngày phát hành!

ThinhVuongVu 16-04-2012 08:12

Gửi anh Vnmission
Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 161294)
[SIZE="3"]TVV ơi, bạn dùng chương trình nào mà hay thế .......]

1)-Có lẽ mình đang dùng chung chương trình với anh , vì thấy anh đã cắt hình và xoay con dấu về cùng vị trí và cùng kích thước
- Anh chuyển từ file ảnh về file true vector

2)-Hôm trước nhìn phong bì 98 usd với con dấu BƯU TÍN đóng trên bì thư nên mình nghĩ nó là giả .Mình cũng đồng càm nghĩ với anh, con dấu bưu tín là của một loại hình dịch vụ khác
- Con đường Rue Elie Groleau được đổi tên thành " phố Chùa Một Cột " từ bao giờ anh vnmission ?

3) Xin giúp anh một tay nhận xét về nhóm con dấu :

BUUTIN HANOI CHANHTHAUCUC


vì hiện nay nhìn vào đám rừng dấu này bị RỐI quá

http://i1075.photobucket.com/albums/...007/BUUTIN.jpg

Mong các bạn khác chung tay với bác dammanh và anh vnmission và có gì chưa chuẩn xác, mong các bạn chỉnh sửa cho bài viết và dd ngày càng hoàn thiện

vnmission 16-04-2012 23:49

4 File đính kèm
Bạn TVV có một nhận xét thật tinh tế!


Tuy nhiên có một số nhật ấn khác có thữ A trong THAU vẫn đủ nét:


Do đó riêng chi tiết này, khó khẳng định được một dấu nhật ấn là thật hay giả!

ThinhVuongVu 18-04-2012 08:00

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 161585)

Do đó riêng chi tiết này, khó khẳng định được một dấu nhật ấn là thật hay giả!

Nhận xét trên thật chính xác vì những vật chuẩn hay con dấu mẫu của ngành bưu chính thời đó không có . Người mua như chúng ta không thể căn cứ vào đâu xác định thật giả

Tới đây chỉ nhìn vào 2 mẫu con dấu BUUTIN HANOI CHANHTHAUCUC 1946 loại Chữ cái A đủ nét , loại chữ A thiếu nét người xem đã rối bời

( loại dấu BUUTIN HANOI CHANHTHAUCUC chữ A một chân thiếu nét đã có ở trên )

Xin mời Các bạn xem tiếp các mẫu dấu BUUTIN HANOI CHANHTHAUCUC chữ cái A đủ nét

http://i1075.photobucket.com/albums/...chuAdeunet.jpg

Cuối cùng ngừơi mua chỉ còn một vài điểm để quyết định :

- Tên tuổi và địa chỉ người gửi ( Thời gian đặt tên đường có trước hay sau khi gửi thư )

-Cước dán trên thư

- So sánh hình dạng con dấu với những phong bì xem như tạm ổn
Hy vọng các bạn khác sẽ góp phần làm rõ hơn

vnmission 18-04-2012 21:27

1 File đính kèm

Bì thư này vừa được đưa lên eBay. Nhờ bạn TVV và các bác đánh giá giúp, xin cảm ơn!

vnmission 18-04-2012 22:30

1 File đính kèm
Xem lại một phát hiện từ rất lâu trước đây của bác TTK:

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi THE GUEST (Post 65634)


Con tem trên phong bì in đè kiểu chữ khác bằng máy đánh chữ loại tành-tạch ngày xưa. Tem mà giả thì toàn bộ những con dấu, hình thức làm và người làm đã có hành động giả. Con dấu giả nầy có thể gặp lại trên những phong bì khác khi kẻ làm giả sản xuất thêm loại nầy loại nọ. O.K ?

À thấy rỏ hắn dán tem xong mới cho vào máy đánh chữ mà tành-tạch nên dư nét X giữa 2 tem nên hắn tẩy nhẹ chữ X ở giữa 2 tem đấy...đấy ! :P

Như bác TTK đã nhận xét, tem giả nên toàn bộ bì thư, kể cả nhật ấn CHANH-THAU-CUC / BUU-TIN (có chân chữ A bị khuyết) này là... giả!

ThinhVuongVu 19-04-2012 08:15

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 161892)
Bì thư này vừa được đưa lên eBay. Nhờ ... các bác đánh giá giúp, xin cảm ơn!

Bì thư anh Vnmission đưa lên cho chúng ta quan sát có lẽ cùng gốc gác với nhóm phong bì TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC , KHỎE CHỐNG XÂM LĂNG và dùng chung một con dấu nhật ấn

Xin vui lòng xem sự so sánh dưới đây


http://i1075.photobucket.com/albums/...HANOICTC-1.jpg

Thêm một loại dấu làm chúng ta thêm RỐI Những con dấu kỷ niệm được khắc khéo léo , đóng tràn lan trên một phong bì . Và nhất là những loại chữ viết trên những loat phong bì này Chúng ta không thể không nghi ngờ

Ví dụ như chữ h , l không bụng thời ấy chưa có


http://i1075.photobucket.com/albums/...anhchula-1.jpg

Một nhận xét chủ quan mong các bạn góp ý kiến thêm

vnmission 19-04-2012 23:26

6 File đính kèm
Tóm tắt một số đánh giá đến nay về nhật ấn CHANH THAU CụC:

1. Bì thực gửi thật đều có nhật ấn “HA NOI CHANH THAU CUC / BAC BO”, nhật ấn có thời gian ở những dạng khác nhau, có hoặc không có dấu sao *.

File Đính Kèm 164209
Một số nhật ấn “HA NOI CHANH THAU CUC / BAC BO” thật

File Đính Kèm 164210
Bì thư “HA NOI CHANH THAU CUC / BAC BO / 23-4-46" có thể là thật (hình eBay)

2. Các dạng nhật ấn “BAC BO” khác (như không có giờ, chỉ có dấu sao *) đều là giả.

File Đính Kèm 164211
Dấu "HANOI CHANH-THAU-CUC / BAC-BO" giả

3. Dấu CTO thật có dạng “HANOI CHANH-THAU-CUC / BUU-TIN” với 2 đặc điểm: không có giờ mà thay bằng dấu sao*; chữ “A” trong “THAU” bình thường.

File Đính Kèm 164212
Dấu "HANOI CHANH-THAU-CUC / BUU TIN" có thể là thật

4. Dấu “HA-NOI CHANH-THAU-CUC / BUU-TIN” có chữ “A” trong “THAU” là “A què” phần lớn là giả.


vnmission 24-04-2012 12:03

2 File đính kèm
Tuần qua tôi được ông Ron Bentley chia sẻ thêm một số thông tin về các bì thư có nhật ấn "CHANH THAU CUC". Theo ý kiến chủ quan của tôi, 4 nhận xét trên về các nhật ấn "BAC BO" và "BUU-TIN" đến nay có vẻ vẫn chính xác.

Trở lại bì thư có nhật ấn "NGAN PHIEU" đã đề cập ở trên:

File Đính Kèm 164698
Nhật ấn "HANOI CHANH-THAU-CUC / NGAN PHIEU / 17-12-45"
Dấu đến mặt sau "HANOI CHANH-THAU-CUC / BUU-TIN 18-12-45" (chữ A trong "THAU" đủ 2 chân)


Đây là một bì thư khác của ông Ron Bentley, có thể coi là "sinh đôi" với bì trên, giống nhau cả về dấu "đi," dấu "đến" và địa chỉ người nhận. Tôi tin hai bì thư sưu tập này là thật, riêng nguồn gốc chữ "NGAN PHIEU" cần phải tìm hiểu thêm.

vnmission 28-04-2012 15:33

1 File đính kèm
Trở lại tấm hình này - ông là ai?


Tôi cứ cảm giác người này giông giống một ai đó mà mình đã từng thấy hình. Chắc là tôi lầm, nhưng cũng không loại trừ chính là Nguyễn Tường Thụy, Tổng Giám đốc Bưu điện đầu tiên của VNDCCH, sau ngày 19-12-1946 có thể đã được chính quyền Pháp giữ lại (?).

Ông Nguyễn Tường Thụy quê gốc Quảng Nam, con cháu của cụ Nguyễn Văn Vân (1774-1822, sau được vua Nguyễn Ánh đổi tên đệm thành "Tường"). Đời tiếp theo, cụ Nguyễn Tường Phổ (1807-1856) chuyển ra Hải Dương, nhưng vẫn coi quê mình là Quảng Nam. Nếu tính cụ Phổ là đời thứ nhất ở Cẩm Giàng, Hải Dương, thì đến đời thứ tư có 7 người con đều khá nổi tiếng, như Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân) - 3 nhân vật chủ chốt của Tự lực văn đoàn, Nguyễn Tường Long - Bộ trưởng Kinh tế VNDCCH... Nguyễn Tường Thụy là người duy nhất trong 7 anh chị em làm kỹ thuật, 6 người còn lại đều có duyên phận văn chương.

Không hiểu số phận ông Thụy sau này ra sao???

vnmission 29-04-2012 19:24

Theo thông tin trên mạng: ông Nguyễn Tường Thụy sinh năm 1903, từng tham gia phái đoàn VNDCCH dự Hội nghị Đà Lạt đàm phán với người Pháp (17-4 đến 12-5-1946) với vai trò cố vắn (còn gọi là Giám định chuyên môn - Expertise professionnelle).

Sau năm 1955, ông làm giám đốc Nha bưu điện Nam phần ở Sài Gòn, rồi giám đốc nha viễn thông Sài Gòn, năm 1974 mất tại chức.

Ở Hội An vẫn còn Nhà thờ tộc Nguyễn Tường, trên đường Phan Đình Phùng, cạnh Khổng Miếu (khối phố 4 phường Cẩm Phô, thị xã Hội An). Chắc tại Nhà thờ này có nhiều thông tin hơn về ông Nguyễn Tường Thụy.

vnmission 06-01-2013 19:57

4 File đính kèm
Nhật ấn HANOI CHANH-THAU-CUC/BUU-TIN đều là dấu CTO, không có trên bì thực gửi.


Trước đây, giá các bì thư này (với nhật ấn 9-2 46) đều không quá 100$, lần cao nhất (tháng 3/2012) là 155$. Nhưng bì thư sau vừa kết thúc ngày 5/01/2013 ở giá 255$ (item #321048213528):


VAPUTIN 17-05-2013 13:01

"Điểm nóng"
Sở Bưu điện là một điểm nóng trong tiếp quản các công sở. Tại Bưu điện Hà Nội, lúc bàn giao chỉ còn lại một tổng đài cộng điện 1.500 số và gần 600 thuê bao nhưng địa chỉ không rõ ràng. Việc tài sản bị Pháp lấy đi gây trở ngại cho hoạt động của công sở. Đội tiếp quản hành chính, một mặt phải chuẩn bị tài liệu, thu thập chứng cứ về việc Pháp chuyển tài sản, mặt khác dựa vào sự ủng hộ của Uỷ ban giám sát quốc tế đấu tranh đòi phía Pháp trả lại những tài sản bị lấy đi. Cuối cùng những tài sản của Sở Bưu điện đã được trả lại chuyến đầu tiên là ngày 8/10.

Ống kính của Sochurek bám rất sát diễn biến tại điểm nóng này. Ông có mặt từ rất sớm tại khu Lanessan

http://i264.photobucket.com/albums/i...%20Hanoi/2.jpg


Tại Đại bản doanh của các đội tiếp quản, ngoài xe tải còn xuất hiện nhiều xe con cắm cờ Pháp và Việt nam

http://i264.photobucket.com/albums/i...1d2d_large.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...2e52_large.jpg


Các cán bộ lên xe chuẩn bị xuống công sở. Để ý kĩ về sau sẽ nhận ra họ trong nhiều bức ảnh chụp cảnh làm việc

http://i264.photobucket.com/albums/i...20Hanoi/14.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...Hanoi/13-1.jpg


Tâm trạng hồi hộp của Ban lãnh đạo Nha giám đốc bưu điện Bắc Việt

http://i264.photobucket.com/albums/i...Hanoi/18-1.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...20Hanoi/19.jpg


Dấu hiệu của điểm nóng: số lượng cảnh sát và sĩ quan Pháp hộ tống rất đông,

http://i264.photobucket.com/albums/i...Hanoi/20-1.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...Hanoi/21-1.jpg


và sự trịnh trọng trong đón tiếp.

http://i264.photobucket.com/albums/i...20Hanoi/23.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...20Hanoi/24.jpg


Buổi làm việc bắt đầu bằng màn giới thiệu. Bầu không khí xã giao ban đầu mất dần, sự căng thẳng hiện dần trên mặt những người trong cuộc, và lan xa môi trường làm việc xung quanh.

http://i264.photobucket.com/albums/i...20Hanoi/27.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...20Hanoi/28.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...20Hanoi/29.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...20Hanoi/30.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...Hanoi/31-1.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...Hanoi/40-1.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...20Hanoi/41.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...Hanoi/43-1.jpg


http://i264.photobucket.com/albums/i...20Hanoi/42.jpg

Nguồn: http://yume.vn/vidamovl/article/hanoi.35DB24FF.html

vnmission 17-05-2013 13:18

1 File đính kèm
Bên ta cũng có người chụp ảnh sự kiện trên:

File Đính Kèm 185064

(Lịch sử Bưu điện Việt Nam, tập II)

VAPUTIN 17-05-2013 14:41

Ngày 10/10/1954, thực hiện Hiệp định Giơnevơ, Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Chính trong ngày này, những người làm công tác thông tin liên lạc cách mạng đã được tiếp quản Bưu điện Hà Nội trong đó có mạng lưới thông tin điện báo điện thoại do người Pháp để lại. Sau này ngày 10/10/1954 được coi là ngày thành lập Bưu điện TP Hà Nội. Đồng chí Vũ Văn Quý, cán bộ Nha Bưu điện - Vô tuyến điện Việt Nam lúc đó được Uỷ ban Quân chính thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ tiếp quản ngành Bưu điện và Vô tuyến điện đã ký biên bản bàn giao trong Lễ tiếp quản ngành Bưu điện và Vô tuyến điện tại số 4 phố Phạm Ngũ Lão-Hà Nội.
Lễ bàn giao giữa Sở Bưu điện Bắc phần và Bưu điện Cách mạng do đ/c Vũ Văn Quý làm trưởng đoàn tại số 4 - Phạm Ngũ Lão - Hà Nội trước ngày tiếp quản Thủ đô 10 - 10 -1 954
Các đại biểu dự Lễ tiếp quản Bưu điện Hà Nội 10/10/1954
Bưu điện Hà Nội lúc đó có tên gọi là Sở Bưu điện và Vô tuyến điện Hà Nội, cơ sở vật chất do Pháp để lại gồm có: nhà Bưu điện trung tâm Bờ Hồ và 3 bưu cục: Bạch Mai, Ngã Tư sở và ga Hàng Cỏ. Một tổng đài điện thoại 1.500 số và khoảng 600 máy thuê bao. Một phòng khai thác điện báo, một số máy thu phát vô tuyến công suất nhỏ. Sáng 11/10/1954, phòng Giao dịch Bờ Hồ đã mở cửa phục vụ nhân dân.

Ông Quý về sau làm đến chức quyền tổng cục trưởng tổng cục Bưu điện trong thời gian 1970-1976. Con ông Quý là ông Vũ Hoàng Liên giữ chức Giám đốc Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) đến cuối năm 2011. Đúng là hổ phụ sinh hổ tử. :D

vnmission 27-07-2013 16:39

5 File đính kèm
Bưu thiếp gửi từ Hà Nội đi Gia Lâm, dán cả tem Đông Dương và tem in đè?

File Đính Kèm 187307

File Đính Kèm 187308

File Đính Kèm 187309

File Đính Kèm 187310

File Đính Kèm 187311

Nguồn: http://www.ebay.com/itm/181183715505...84.m1438.l2649

The smaller dragon 28-07-2013 01:15

Vnmission: Trở lại tấm hình này - ông là ai. Tôi cứ cảm giác người này giông giống một ai đó mà mình đã từng thấy hình. Chắc là tôi lầm, nhưng cũng không loại trừ chính là Nguyễn Tường Thụy, Tổng Giám đốc Bưu điện đầu tiên của VNDCCH...

Hình này giống Nhất Linh Nguyễn Tường Tam lắm. Vì thế đúng là Nguyễn Tường Thụy, người anh cả trong gia đình. Ðến nay tôi mới biết NTT là TGÐ đầu tiên của VNDCCH. Cám ơn Vnmission.

VAPUTIN 28-07-2013 07:24

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 163027)
Trở lại tấm hình này - ông là ai?


Tôi cứ cảm giác người này giông giống một ai đó mà mình đã từng thấy hình. Chắc là tôi lầm, nhưng cũng không loại trừ chính là Nguyễn Tường Thụy, Tổng Giám đốc Bưu điện đầu tiên của VNDCCH, sau ngày 19-12-1946 có thể đã được chính quyền Pháp giữ lại (?).

Ông Nguyễn Tường Thụy quê gốc Quảng Nam, con cháu của cụ Nguyễn Văn Vân (1774-1822, sau được vua Nguyễn Ánh đổi tên đệm thành "Tường"). Đời tiếp theo, cụ Nguyễn Tường Phổ (1807-1856) chuyển ra Hải Dương, nhưng vẫn coi quê mình là Quảng Nam. Nếu tính cụ Phổ là đời thứ nhất ở Cẩm Giàng, Hải Dương, thì đến đời thứ tư có 7 người con đều khá nổi tiếng, như Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân) - 3 nhân vật chủ chốt của Tự lực văn đoàn, Nguyễn Tường Long - Bộ trưởng Kinh tế VNDCCH... Nguyễn Tường Thụy là người duy nhất trong 7 anh chị em làm kỹ thuật, 6 người còn lại đều có duyên phận văn chương.

Không hiểu số phận ông Thụy sau này ra sao???

Hĩc, hai bác nhìn thế nào mà ông trong ảnh này giống Nguyễn Tường Tam được?

Sau khi ông Nguyễn Tường Tam tự ý bỏ nhiệm sở sang TQ lưu vong (tháng 5-1946) thì đến ngày 17-12-1946, tức 2 ngày trước ngày Toàn quốc kháng chiên, ông Nguyễn Tường Thụy bị cách chức Tổng Giám đốc Bưu điện đầu tiên của VNDCCH.

Ngày 21/1/1947, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ký sắc lệnh số 07/SL bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Đạt làm Tổng giám đốc Nha Bưu điện kể từ ngày 17/12/1946 thay ông Nguyễn Tường Thụy bị truy tố trước pháp luật về tội sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước.

Bị truy tố nhưng do tòa án chạy mất dép nên ông
Nguyễn Tường Thụy vẫn làm việc tiếp tục cho bưu điện khi Pháp chiếm Hà nội.

Tháng 4-năm 1951,
ông Nguyễn Tường Thụy xin vào làm phó giám đốc Nha bưu điện Nam phần ở Sài Gòn. Sau năm 1955, ông làm giám đốc Nha bưu điện Nam phần ở Sài Gòn, rồi giám đốc nha viễn thông Sài Gòn, năm 1974 mất tại chức.

Như vậy ông
Nguyễn Tường Thụy khó có thể là người bàn giao Nha bưu điện Bắc kỳ cho Việt Minh. năm 1954 được.


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 22:53.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.